Các biến chứng sau mổ cột sống cần hiểu rõ

08/04/2022 08:00 GMT+7

Biến chứng sau mổ cột sống có thể là nhiễm trùng, liệt chi, tổn thương thần kinh hoặc hệ thống mạch máu. Vì thế, bệnh nhân phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật.

Cẩn trọng với các biến chứng sau mổ cột sống

Khi mắc các bệnh lý cột sống (như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa hoặc hẹp ống sống), nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật là cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, mổ cột sống là một phương pháp phức tạp, phải đáp ứng nhiều yếu tố (mức độ bệnh lý, thời điểm, tay nghề bác sĩ, máy móc hiện đại và cơ sở vật chất đảm bảo an toàn và phối hợp từ bệnh nhân). Nếu không, quá trình hậu phẫu có thể tiềm ẩn rủi ro:

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng sau mổ cột sống phổ biến. Đối với vết mổ hở, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và nếu nhiễm trùng liên quan đến đĩa đệm hoặc ống sống thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh tái phát, cơn đau kéo dài: Phẫu thuật chưa giải quyết được nguyên nhân cốt lõi của bệnh là những sai lệch trong đốt sống gây chèn ép rễ thần kinh. Do đó, nguy cơ tái phát có thể xảy ra hoặc tiến triển nặng hơn, khiến người bệnh đau nhức kéo dài.

Phẫu thuật chưa giải quyết tận gốc những sai lệch trong cấu trúc cột sống nên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào

Liệt chi: Đây là biến chứng sau mổ cột sống hiếm gặp nhưng một khi đã xảy ra, có thể khiến người bệnh bại liệt, khó vận động cả đời.

Tổn thương thần kinh: Phẫu thuật khiến dây thần kinh hoặc màng cứng quanh tủy sống bị tổn thương, gây mất cảm giác, tê liệt một số bộ phận hoặc mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Tổn thương mạch máu: Đây là biến chứng sau mổ cột sống nguy hiểm, chủ yếu xảy ra ở đốt sống L5. Tại đây, hệ thống mạch máu có nhiều tĩnh mạch từ thắt lưng đi xuống và tĩnh mạch chậu thắt lưng. Nếu tác động bằng ngoại khoa thì mạch máu dễ bị vỡ hoặc tắc ứ, dẫn đến tự vỡ.

Đẩy nhanh tiến độ thoái hóa cột sống: Thoái hóa là quá trình tất yếu của cơ thể, nhưng đối với người đã mổ cột sống thì tình trạng này diễn ra nhanh hơn, khiến bệnh nhân khó vận động thoải mái như ban đầu.

Điều lo lắng là biến chứng sau mổ cột sống lại vô tình đẩy nhanh quá trình thoái hóa, khiến người bệnh đau nhức kéo dài

Ai có thể gặp biến chứng sau mổ cột sống?

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải biến chứng sau phẫu thuật cột sống, nhưng đối với nhóm đối tượng sau thì rủi ro càng cao hơn:

  • Người có sức khỏe yếu.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường hoặc máu khó đông.
  • Người mắc bệnh mạn tính khác.

Đừng vội mổ cột sống nếu chưa áp dụng hết phương pháp bảo tồn

Nền y học ngày càng hiện đại, đồng nghĩa còn có rất nhiều phương pháp điều trị bảo tồn đạt hiệu quả cao và an toàn hơn so với phẫu thuật. Mổ cột sống chỉ là quyết định cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng, không còn đáp ứng phương pháp điều trị nào khác. Trước đó, người bệnh nên lựa chọn kỹ thuật không xâm lấn cấu trúc bên trong như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) tại phòng khám ACC.

Dựa trên nguyên lý giữa hệ thần kinh và cột sống, khi xương đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu thì ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh đi ngang, cản trở tín hiệu dẫn truyền và khiến cơ thể đau nhức. Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ tiến hành khôi phục cấu trúc sai lệch về đúng tự nhiên, giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau rõ rệt.

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ xây dựng các bài tập phục hồi chức năng kết hợp sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại như máy giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích shockwave, để kích thích tái tạo mô và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Cùng với liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack tiên tiến, đây được xem là hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân, giúp đạt kết quả khỏi bệnh hơn 90%, duy trì lâu dài và ngăn ngừa tái phát.

Chú Phan Văn Đức (60 tuổi, TP.HCM) đã “khổ sở” vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm trong suốt nhiều năm. May mắn được điều trị tại ACC, chú đã hoàn toàn khỏe mạnh, khỏi bệnh dứt điểm không cần phải phẫu thuật.

Một trường hợp khác là bà Trần Thị Hảo (81 tuổi, ngụ tại Hà Nội) bị vôi hóa loãng xương và thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng, nhưng không thể mổ vì tuổi đã cao. Được người quen giới thiệu đến ACC điều trị, giờ đây bà không còn đau đớn và có thể sinh hoạt như bình thường.

Hơn 15 năm qua, ACC đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh cột sống thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần phải phẫu thuật

Điều này càng cho thấy với những trường hợp người cao tuổi như bà Hảo hoặc những người mắc bệnh mạn tính thì phẫu thuật sẽ rất rủi ro, thay vào đó có thể chọn liệu trình điều trị tại ACC vừa an toàn, vừa hiệu quả vượt trội.

Được thành lập từ năm 2006, Phòng Khám ACC - Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống hiện có 4 chi nhánh hoạt động tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội.

Bạn có thể liên hệ tư vấn và đặt hẹn điều trị tại đây.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.