Ngày 3.10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm và làm việc với KTNN.
tin liên quan
Một phòng có 4 chuyên viên nhưng có đến 16 cấp phóNăm 2016, UBND TP.Hà Nội thực hiện thu gọn đầu mối, sáp nhập các đơn vị, tinh giản biên chế.
Phó tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên cho biết, năm 2016, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 38.776 tỉ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp 2 lần so với năm 2015 (19.863 tỉ đồng). 8 tháng năm 2017, tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỉ đồng (thu về ngân sách nhà nước 11.017 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 6.783 tỉ đồng, kiến nghị xử lý khác 5.154 tỉ đồng). Riêng tăng thu về ngân sách nhà nước gấp 4,05 lần so với 8 tháng cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỉ đồng).
Ngoài ra, qua kiểm toán tại một số bộ, ngành, địa phương, KTNN đã phát hiện việc giao chỉ tiêu biên chế cao hơn chỉ tiêu Bộ Nội vụ giao 2.173 biên chế, trong đó số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao hơn 3.000 viên chức; sử dụng biên chế và lao động hợp đồng tại các đơn vị vượt chỉ tiêu được giao gần 7.000 biên chế và hơn 15.000 lao động, trong đó sử dụng hơn 8.000 lao động hợp đồng làm việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định của Bộ Nội vụ.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của KTNN thời gian qua, tính chuyên nghiệp tăng dần lên, chất lượng các kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng tốt hơn, góp phần giải đáp những đòi hỏi bức xúc về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính - ngân sách nói riêng.
tin liên quan
Sở NN-PTNT Thái Nguyên chỉ bổ nhiệm thừa 4 lãnh đạo cấp phóChiều 19.4, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2017 được chủ trì bởi ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã công bố báo cáo về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin bổ nhiệm thừa 23 cán bộ tại Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên mà báo chí phản ánh.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, “thành tích” của KTNN cũng có nghĩa là hạn chế, yếu kém, vi phạm của các cơ quan, đơn vị khác. Yếu kém, vi phạm này có thể do các cơ quan, đơn vị làm sai, không chấp hành nghiêm quy định pháp luật, nhưng cũng có thể do một số cơ chế, chính sách đã lạc hậu, không còn phù hợp. Vì thế, không phải chỉ kết luận đúng - sai, mà qua kiểm toán, KTNN phải chỉ ra được những lỗ hổng của hệ thống pháp luật, những cơ chế chính sách cần sửa đổi, bổ sung và kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Bình luận (0)