Các doanh nghiệp Việt Nam không nên thờ ơ với giao dịch liên kết

14/12/2021 08:00 GMT+7

Khi đề cập đến giao dịch liên kết, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến hoạt động chuyển giá, và cho rằng giao dịch liên kết chỉ liên quan đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Các doanh nghiệp Việt Nam thường thờ ơ, không biết mình cũng thuộc đối tượng cần tuân thủ quy định về Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Do vậy, sẽ có rủi ro về thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi họ có phát sinh giao dịch liên kết.

Công ty kiểm toán AS - thâm niên hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế

Để hiểu rõ hơn về các quy định Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chúng tôi tìm đến Công ty kiểm toán AS, là một công ty có bề dày hơn 20 kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế và cung cấp các dịch vụ về chuyển giá.

Ông Võ Phan Sử (Giám đốc công ty kiểm toán AS - có hơn 25 năm kinh nghiệm chuyên môn) đã có những phân tích nhằm truyền đạt chính xác đến các nhà quản trị doanh nghiệp quy định của Pháp luật hiện hành theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5.11.2020. Trong đó quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp thuộc diện các bên có quan hệ liên kết, được chia thành 5 nhóm chính như sau:

1. Quan hệ về sở hữu vốn (25%, 10% tùy trường hợp):

Một DN nắm giữ ≥ 25% vốn góp của chủ sở hữu DN khác.

Một DN là cổ đông lớn nhất về vốn góp, nắm giữ ≥ 10% tổng số cổ phần của chủ sở hữu DN khác.

Hai DN đều có ≥ 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ.

Một hoặc nhiều DN chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào DN đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành DN.

2. Quan hệ về vay vốn (25%, 10% tùy trường hợp): Một DN bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay.

3. Quan hệ về quyền quyết định, biểu quyết (trên 50%):

Một DN chỉ định thành viên (> 50% tổng số thành viên) ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một DN khác.

Hai DN cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.

Các trường hợp khác trong đó DN chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN kia.

4. Quan hệ về họ hàng, quen thuộc (Quan hệ nội, ngoại 3 đời): Hai DN được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ gia đình.

5. Quan hệ về thường trú (Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài).

Văn phòng làm việc của Công ty kiểm toán AS - một trong những công ty kiểm toán uy tín nhất Việt Nam hiện nay

Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế. Phần chi phí lãi vay vượt 30% sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, thời gian chuyển liên tục không quá 5 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc diện các bên có quan hệ liên kết phải có trách nhiệm tự kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, tự chứng minh nghĩa vụ thuế của mình gồm 2 phần.

Phần 1: Nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Phần 2: Trách nhiệm lưu giữ và cung cấp hồ sơ khi cơ quan thuế yêu cầu.

Cơ quan thuế có quyền ấn định tỷ lệ lợi nhuận đối với các doanh nghiệp không tuân thủ kê khai, không cung cấp hồ sơ theo quy định.

Ông Võ Phan Sử - Giám đốc Công ty kiểm toán AS với hơn 25 năm kinh nghiệm chuyên môn

Qua kinh nghiệm kiểm toán và tư vấn thuế, ông Sử cũng chia sẻ thêm đến các nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau để quản trị doanh nghiệp tốt hơn và tối ưu hóa các lợi ích về thuế:

Thứ nhất: Hiểu và nắm được định nghĩa giao dịch liên kết để cấu trúc lại mối quan hệ giữa công ty mẹ con, các thành viên trong nhóm các công ty, nhóm tập đoàn.

Thứ hai: Hiểu mức khống chế lãi vay để cấu trúc lại các khoản vay, hạn chế bị khống chế chi phí lãi vay hợp lý mà không được khấu trừ khi tính thuế TNDN.

Thứ ba: Hiểu và nắm được các nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để không bỡ ngỡ, không bị động vì nội dung này theo pháp luật về thuế là phải kê khai, nhưng theo doanh nghiệp lại là thông tin nội bộ cần bảo mật:

Giá bán sản phẩm

Đặc tính sản phẩm

Điều kiện giao hàng

Quan hệ mua bán các bên

Báo cáo lợi nhuận công ty mẹ tối cao, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.