Theo Reuters, các nhà sản xuất xe đạp châu Âu nói rằng những chiếc xe đạp điện được nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường và được bán với giá đôi khi còn thấp hơn cả chi phí sản xuất, trong khi xe của các hãng châu Âu phải bán với giá quá cao và nhận được sự trợ cấp không công bằng. EC cho biết đến cuối tháng 10.2017 sẽ thông báo chính thức về việc liệu có nên bắt đầu cuộc điều tra hay không.
EBMA cũng đang chuẩn bị một khiếu nại khác có liên quan đến cáo buộc xe đạp điện của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp bất hợp pháp và đề nghị các nhà chức trách nên yêu cầu nhà sản xuất Đại lục đăng ký xuất khẩu xe vào châu Âu.
Nếu cuộc điều tra này được tiến hành thì đó sẽ là động thái mới nhất trong một loạt các cuộc điều tra nhắm vào những mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ thép cho đến các tấm pin năng lượng mặt trời, và hành động này có thể sẽ gây căng thẳng thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt với những thương vụ có sự hỗ trợ từ chính phủ Bắc Kinh.
tin liên quan
Châu Âu thúc giục Trung Quốc mở cửa thị trườngCác doanh nghiệp châu Âu dường như đã rất 'mệt mỏi với những lời hứa hẹn' của Trung Quốc về cam kết mở cửa thị trường.
EBMA cho biết có hơn 430.000 xe đạp điện của Trung Quốc đã được bán tại EU vào năm 2016, tăng 40% so với năm trước và dự đoán con số này sẽ tăng lên khoảng 800.000 trong năm nay.
Ông Moreno Fioravanti, Tổng thư ký của EBMA, nói rằng người châu Âu mua khoảng 20 triệu xe đạp mỗi năm, trong đó khoảng 10% là xe đạp điện. Lượng xe đạp điện được tiêu thụ có thể tăng lên khoảng 25% trong vòng 5 năm tới.
Các công ty châu Âu đã đi tiên phong trong công nghệ hỗ trợ bàn đạp mà nhiều dòng xe đạp điện hiện giờ đang dùng và cũng đầu tư khoảng 1 tỉ euro để phát triển thị trường xe đạp vào năm ngoái, nhưng nhiều khả năng họ đang để mất ngành công nghiệp này vào tay Trung Quốc.
“Hiện nay có thể nói xe đạp châu Âu có chất lượng tốt nhất trên thế giới và chúng tôi đã phải dđầu tư hằng năm để gia tăng phạm vi thị trường. Nhưng các hãng sản xuất xe đạp Trung Quốc lại đang nhận trợ cấp của chính phủ để bán phá giá. Mức trợ cấp này có tác động đến 30, 40, thậm chí 50% giá thành sản phẩm. Họ có trợ cấp, họ tạo ra tình trạng dư thừa, họ tạo ra sự bán phá giá”, ông Fioravanti nói.
tin liên quan
Áp thuế chống bán phá giá với thép từ Trung QuốcBộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3283/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu vào VN, có xuất xứ từ Trung Quốc (sản phẩm có mã HS 7216.33.00, 7228.70.10, 7228.70.90), sẽ có hiệu lực từ ngày 5.9.
Bình luận (0)