Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
27/05/2023 09:32 GMT+7

Theo truyền thống hàng năm, từ ngày mùng 8 đến rằm tháng 4 âm lịch là thời gian diễn ra Tuần lễ kính mừng Phật đản - Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Đây là sự kiện trọng đại của Phật giáo thế giới nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng, được giáo đồ hoan hỷ tổ chức trọng thể.

Ngoài các hoạt động thiết trí lễ đài, vườn Lâm-tỳ-ni, xe hoa kính mừng Phật đản, năm nay, Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức diễn ra từ ngày 26 - 5 đến 2 - 6 (nhằm mùng 8 đến 15.4 Quý Mão) với nhiều hoạt động phong phú, tại Việt Nam Quốc Tự (244 đường 3 Tháng 2, P.12, Q.10, TP.HCM).

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 1.

Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM thị sát công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản tại Trung tâm Văn hóa – Tâm linh của Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 2.

Băng rôn chương trình Lửa thiêng rực sáng sử vàng do Bill Nguyễn làm đạo diễn sân khấu

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 3.

Công tác chuẩn bị đã đi vào giai đoạn hoàn tất

lưu đình long

Đặc biệt, năm nay cũng là cột mốc đánh dấu sự kiện 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân nên các hoạt động kính mừng Phật đản tổ chức song song, hòa quyện với các sự kiện hướng về Đức Bồ-tát Thích Quảng Đức.

MC Đại Nghĩa - Lâm Ánh Ngọc dẫn chuyện đêm nghệ thuật Lửa thiêng rực sáng sử vàng

Ngoài lễ Mộc dục (Tắm Phật) được Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM tổ chức trọng thể vào mùng 8 âm lịch, xuyên suốt tuần lễ còn có các thời khóa thuyết giảng Phật pháp do chư tôn đức giảng sư được Ban Hoằng pháp Phật giáo TP phân công. Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo TP cũng vận động các chùa và tổ chức các chương trình tặng quà người khó khăn, thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật.

Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM đảm trách sự kiện triển lãm hình ảnh Bồ-tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (vừa khai mạc ngày 26.5); thiết kế lễ đài Phật đản và đêm nghệ thuật Lửa thiêng rực sáng sử vàng (diễn ra lúc 19 giờ ngày 28.5).

Đêm nghệ thuật sẽ có nhiều tiết mục ca, múa, nhạc kịch do các nghệ sĩ chuyên nghiệp trình diễn, hứa hẹn mang đến một chương trình sâu lắng để Phật tử TP.HCM thưởng thức trong tinh thần tri ân, báo ân Đức Phật, Bồ-tát Thích Quảng Đức, tiền nhân.

Chương trình Lửa thiêng rực sáng sử vàng do Bill Nguyễn làm đạo diễn sân khấu; MC Đại Nghĩa - Lâm Ánh Ngọc dẫn chuyện; cùng sự tham gia của các nghệ sĩ: Tạ Minh Tâm, Thanh Lam, Tùng Dương, Nguyễn Phi Hùng, Bích Phượng, Quốc Đại, Thùy Trang, Đông Quân, Hải Phượng, Sa Huỳnh, Quách Tuấn Du, Ban Đạo ca chùa Giác Ngộ…

Với các ca khúc, hoạt cảnh được thể hiện: Sám nguyện, Lạy Phật con về, thiền ca Bạn và tôi - Hiểu và thương; Chuông và mõ, Về chùa sám hối, Trái tim Bồ-tát, Bước chân nhiệm mầu, Thất liên hoa, Quả tim bất diệt

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 4.

Xe hoa sẽ diễu hành đêm mùng 9 tháng 4 âm lịch

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 5.

Triển lãm cùng tên về Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo có 88 bức tranh, hình ảnh lần đầu tiên được công bố

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 6.

Năm nay cũng là cột mốc đánh dấu sự kiện 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân nên các hoạt động kính mừng Phật đản tổ chức song song, hòa quyện với các sự kiện hướng về Đức Bồ-tát Thích Quảng Đức

lưu đình long

Thông tin thêm về các hoạt động kính mừng Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức, Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM cho biết: "Sự kiện Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 và kỷ niệm 60 năm vị pháp thiêu thân là hoạt động quan trọng, nổi bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM đầu nhiệm kỳ X (2022-2027). Biểu tượng 60 năm và bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc, đón Đức Như Lai được thể hiện ở 6 trụ và 7 hoa sen thiết trí nơi lễ đài chính. Xuyên suốt các hoạt động sẽ có lễ rước Phật tối mùng 8.4 âm lịch, diễu hành xe hoa đêm mùng 9 và đêm biểu diễn nghệ thuật Phật giáo Lửa thiêng rực sáng sử vàng tối mùng 10.4 âm lịch. Tất cả trong tinh thần cúng dường Tam bảo, trang nghiêm tự thân".

Còn triển lãm cùng tên về Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư thánh tử đạo có 88 bức tranh, hình ảnh lần đầu tiên được công bố như một cuốn phim lịch sử ghi lại câu chuyện vị pháp thiêu thân của 10 Tăng, 9 Ni, 12 Phật tử cùng 8 thánh tử đạo tử nạn tại Đài Phát thanh Huế…

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 7.

MC Đại Nghĩa

NVCC

Các hoạt động kính mừng Đại lễ Phật đản và tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh 8.

Xem triển lãm về Bồ-tát Thích Quảng Đức

Các hoạt động chính Tuần lễ kính mừng Phật đản cụ thể diễn ra như sau: Khai mạc triển lãm về Bồ-tát Thích Quảng Đức được diễn ra vào lúc 17 giờ ngày 26.5.2023 (8.4 Âl); Lễ rước kiệu Phật diễn ra vào lúc 20 giờ cùng ngày 26.5; Diễu hành xe hoa bắt đầu vào lúc 19 giờ ngày 27.5 (9.4 Âl); Chương trình nghệ thuật Lửa thiêng rực sáng sử vàng diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 28.5 (10.4 Âl) và Đại lễ Phật đản chính thức được tổ chức tại lễ đài chính vào lúc 6 giờ sáng ngày rằm tháng Tư năm Quý Mão (ngày 2.6).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.