PGS-TS Lê Khánh Điền, Trưởng khoa Cơ khí Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, thông tin: Năm 2025, trường chuẩn bị mở ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm trang bị nhiều kiến thức về cơ khí dựa trên kiến thức cơ học đã học ở bậc phổ thông. Ngành này thuần về cơ khí học về diện, điều khiển. Sinh viên được thực hành trên phần mềm máy tính đồng thời tại 3 xưởng cơ khí, robot và AI, 2 xưởng máy công cụ CNC, thủy lực và khí nén.
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là ngành đào tạo kỹ sư thực hiện các công việc về cơ điện tử, sinh viên được học về cả robot và AI đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, làm việc tại các nhà máy sản xuất robot, pin mặt trời...
Các ngành kỹ thuật, công nghệ đào tạo những gì?
''Có phải học ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông là được học kiến thức về vi mạch bán dẫn hay không? Tốt nghiệp em có thể làm cho tập đoàn sản xuất chip của nước ngoài tại Việt Nam không? Em có cần giỏi tiếng Anh hay không?'' là thắc mắc của thí sinh gửi đến chương trình.
Tiến sĩ Tăng Văn Tơ giải đáp: ''Ngành công nghệ điện tử viễn thông có 3 chuyên ngành là viễn thông, mạng máy tính và thiết kế vi mạch. Tại chuyên ngành thiết kế vi mạch, sinh viên được đào tạo về vi mạch bán dẫn chiếm 1/3 khối lượng. Các em tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty trong và ngoài nước.

Nếu làm việc trong môi trường quốc tế các em cần phải biết tiếng Anh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghệ phát triển và thay đổi liên tục, các em phải học thêm các công nghệ mới nên cũng cần phải biết tiếng Anh.
Bình luận (0)