Các ông lớn công nghệ Trung Quốc thúc đẩy fintech ở châu Phi

10/08/2021 11:20 GMT+7

Một cuộc cách mạng chuyển tiền kỹ thuật số đang âm thầm diễn ra ở châu Phi, khi hàng chục ví điện tử đã mọc lên ở châu lục này với công nghệ được cung cấp từ các công ty Trung Quốc .

Một trong những dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) lớn nhất là M-Pesa, dịch vụ chuyển tiền di động được thành lập vào năm 2007 bởi công ty điện thoại Safaricom của Kenya, đang sử dụng giải pháp doanh nghiệp do Huawei Technologies cung cấp. M-Pesa hiện được giao dịch nhiều hơn hầu hết các ngân hàng ở Kenya. Theo South China Morning Post, Huawei cung cấp công nghệ cho TeleBirr, ứng dụng chuyển tiền di động đầu tiên của Ethiopia ra mắt vào tháng 5.2021.
M-Pesa và TeleBirr là hai trong số nhiều ví dụ nhấn mạnh sự thúc đẩy của Huawei vào thị trường viễn thông châu Phi, nơi công ty đã mở rộng một loạt giải pháp và dịch vụ doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp cho khách hàng mạng công nghệ để chạy ứng dụng thanh toán di động, bên ngoài hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng điện thoại.
Việc Huawei thúc đẩy sự phát triển fintech ở châu Phi nhấn mạnh mục tiêu xoay chiều khi doanh số bán điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông này bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Giải pháp doanh nghiệp hiện là phân khúc tăng trưởng duy nhất của hãng viễn thông Trung Quốc, với báo cáo mức tăng 18,2% trong nửa đầu năm nay. Các đối tác ví điện thoại di động của Huawei ở châu Phi là Vodafone, Vodacom và Teasy Mobile đã có mặt ở 19 quốc gia, bao gồm Kenya, Ghana, Lesotho, Nigeria, Tanzania, Zimbabwe và Cộng hòa Dân chủ Congo.
“Dịch vụ tài chính số hóa đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực thương mại khác nhau. Chúng tôi có thể xây dựng hệ sinh thái đa ngành để phục vụ khách hàng”, Jason Cao, Chủ tịch bộ phận kinh doanh dịch vụ tài chính toàn cầu của Huawei, nói.

Huawei hướng đến sản xuất phần mềm với mục tiêu "dẫn đầu thế giới", lách cấm vận của Mỹ

Huawei không phải là công ty duy nhất xây dựng ví di động ở châu Phi. Zhou Yahui, tỉ phú sáng lập Beijing Kunlun Technology, chủ sở hữu cũ của ứng dụng hẹn hò đồng tính nổi tiếng Grindr, hiện là người đứng sau công ty thanh toán và thương mại điện tử OPay được thành lập năm 2018 ở Nigeria, do đơn vị trình duyệt web Opera của Kulun phát triển. Theo dữ liệu tổng hợp từ Crunchbase, trong một đợt gây quỹ 400 triệu USD gần đây, OPay được định giá ở mức 1,5 tỉ USD.
Được biết, Opera đang chuyển một hình mẫu phát triển fintech của Trung Quốc đến Kenya, nơi đơn vị này đang phát triển một nền tảng bao gồm OKash, OPesa và Credit Hela để cung cấp các khoản vay thông qua ứng dụng điện thoại di động mà không cung cấp bất kỳ hình thức bảo mật nào cho người cho vay và thường không yêu cầu lịch sử tín dụng từ người nhận.
Alipay, được điều hành bởi chi nhánh Ant Group của công ty mẹ Alibaba Group Holding, cũng cung cấp công nghệ cho VodaPay, một siêu ứng dụng với 70 nhà phát triển chương trình nhỏ do Vodacom của Nam Phi phát triển, hứa hẹn sẽ “thúc đẩy sự hòa nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế”.
“Điểm hấp dẫn ở châu Phi là phần lớn dân số vẫn chưa tham gia vào hoạt động giao dịch ngân hàng. Huawei và các công ty Trung Quốc khác tập trung vào tài chính kỹ thuật số vì họ ít gặp bất lợi khi thâm nhập vào các thị trường mới nổi. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn để nhận được phần thưởng lớn hơn”, Dobek Pater, Giám đốc phát triển kinh doanh tại công ty nghiên cứu thị trường Africa Analysis, nói.
Giống như thẻ SIM trả trước vốn phổ biến trong viễn thông di động với hàng triệu người châu Phi, ví thanh toán di động sẽ là kênh dễ tiếp cận hơn cho nhiều tầng lớp dân cư ở châu lục này. Thậm chí còn có một phiên bản ví điện tử đơn giản hơn hoạt động trên mạng viễn thông 2G thay vì trên điện thoại thông minh.
“Điều đó có nghĩa là người dùng có thể gửi tiền hoặc có quyền truy cập vào các tùy chọn ngân hàng từ điện thoại phổ thông thông qua tin nhắn văn bản, thay vì điện thoại thông minh. Thực tế là vẫn còn nhiều vùng nông thôn châu Phi rộng lớn với cơ sở hạ tầng viễn thông 2G, nơi những người nghèo nhất có thể có điện thoại phổ thông, nhưng không có điện thoại thông minh”, Henry Tugendhat, nhà phân tích chính sách cấp cao tại Viện Hòa bình Mỹ, nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.