Các tập đoàn phải dừng việc đầu tư ngoài ngành

10/12/2011 00:33 GMT+7

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động các tập đoàn ngày 9.12, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực (EVN) Đào Văn Hưng nói rằng EVN đang lỗ nặng vì phải bán điện dưới giá thành, mức lỗ 120 đồng/KWh. Hiện cơ cấu hoạt động của tập đoàn không có vấn đề gì, thậm chí theo ông Hưng là “khá ổn” nếu giá được được bán theo thị trường. Ông kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến giá điện, sớm thả theo thị trường, nếu không chắc chắn 2 - 3 năm tới sẽ thiếu điện.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động các tập đoàn ngày 9.12, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực (EVN) Đào Văn Hưng nói rằng EVN đang lỗ nặng vì phải bán điện dưới giá thành, mức lỗ 120 đồng/KWh. Hiện cơ cấu hoạt động của tập đoàn không có vấn đề gì, thậm chí theo ông Hưng là “khá ổn” nếu giá được được bán theo thị trường. Ông kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến giá điện, sớm thả theo thị trường, nếu không chắc chắn 2 - 3 năm tới sẽ thiếu điện.

Trả lời vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đúng là ngành điện đang lỗ do phải bán thấp hơn giá thành sản xuất, chắc chắn sắp tới phải vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. “Chính phủ đồng ý phải điều chỉnh giá điện theo thị trường nhưng phải có lộ trình, mức tăng hợp lý. Tập đoàn kinh tế là công cụ của nhà nước chính ở chỗ đảm bảo kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội", Thủ tướng nói và nhắc nhở thêm rằng EVN phải nghiêm túc xem xét lại việc đầu tư ra ngoài ngành thời gian qua.

TGĐ Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) Hoàng Anh Xuân đề nghị Chính phủ không nên “cấm tiệt” đầu tư ngoài ngành mà phải hài hòa, có thể cho phép đầu tư nhưng có sự khống chế, phù hợp với thế mạnh của từng tập đoàn. Lãnh đạo một số tập đoàn khác cũng đồng tình vì cho rằng làm như thế là phù hợp với xu hướng thế giới, miễn sao bảo đảm hiệu quả, đúng luật.

Về vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu sắp tới phải tái cơ cấu theo hướng tập trung ngành nghề chính, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, kiên quyết dừng đầu tư ngoài ngành với bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Tới đây khi tái cơ cấu tập đoàn, Chính phủ cần tiếp tục kiên trì xây dựng những tập đoàn mạnh để bảo đảm vai trò nòng cốt của nền kinh tế.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành sớm hoàn thiện thể chế chính sách, đặc biệt cần làm rõ cơ chế, mô hình chủ sở hữu nhà nước ở các tập đoàn, nhất là tập trung hai khâu hội đồng quản trị và bộ chủ quản. Tránh nhiều người có quyền nhưng trách nhiệm không rõ, giống như con rắn nhiều đầu không biết bò đi đâu. Thủ tướng giao các tập đoàn chậm nhất là đầu quý 1/2012 phải trình phương án tái cơ cấu, sắp xếp lại, tập trung vào ngành nghề chính.

Anh Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.