Các tiêu chí chọn trường trung học

13/07/2012 08:08 GMT+7

Lứa tuổi trung học là giai đoạn phát triển mạnh mẽ trí tuệ và nhân cách đồng thời cũng là thời gian quan trọng chuẩn bị cho tương lai của học sinh. Môi trường học tập có một ảnh hưởng không nhỏ tới sự trưởng thành của các em, vì thế chọn được một ngôi trường phù hợp cho con là quyết định vô cùng quan trọng mà các phụ huynh phải cân nhắc.

Trao đổi với Ban tư vấn tuyển sinh của Trường PHS (Trường tiểu học, THCS và THPT Thái Bình Dương) về việc chọn trường trung học phù hợp cho con, chúng tôi đúc rút được các tiêu chí chung mà các bậc phụ huynh cần xem xét theo trình tự ba bước như sau:

Trường Tiểu học, THCS và THPT Thái Bình Dương

1. Xác định các mục tiêu phát triển cho con

Trước khi chọn trường, phụ huynh cần cùng con thảo luận và xác định:

 

Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Thái Bình Dương (Pacific Primary and High School - PHS) là trường song ngữ Việt - Anh được tổ chức hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phát triển các năng lực then chốt, giúp học sinh hòa nhập với các nền giáo dục tiên tiến toàn cầu và phát triển tối đa năng lực cá nhân.

Các mục tiêu giáo dục của PHS là: Giỏi tiếng Việt và tiếng Anh; Hiểu biết và ứng dụng tốt công nghệ thông tin; Giỏi toán, khoa học và công nghệ; Phát triển năng lực doanh nghiệp; Phát triển thể chất, nhân cách và kỹ năng sống.

Chi tiết xin liên hệ: 125 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM, ĐT: 38-941-679; 38-942-893
www.phs.edu.vn

- Thiên hướng của con: toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay nghệ thuật?

- Con cần được giáo dục theo phương pháp truyền thống hay một phương pháp hiện đại năng động và sáng tạo?

- Con cần sử dụng tốt ngoại ngữ ở mức nào? (Đạt các chứng chỉ quốc tế, giao tiếp thành thạo, kiến thức toàn diện hay chỉ chú trọng về ngôn ngữ…).

- Mục tiêu sau khi tốt nghiệp phổ thông: đại học Việt Nam, đại học quốc tế, du học?

- Nếu du học, con sẽ đi ở lứa tuổi nào?

- Tư chất và lối sống con cần được rèn luyện: khiêm tốn và bản lĩnh, trí thức và thanh lịch hay sành điệu và phóng túng…

- Muốn con học gần nhà hay bạn có nhiều thời gian và có thể đưa đón con đi học, học thêm, sinh hoạt năng khiếu…?

- Con cần có chương trình học tập phong phú cả về nghệ thuật, thể thao, ngoại khóa, phát triển toàn diện các kỹ năng… tại trường?

2. Tìm kiếm thông tin và tham quan trường

Phụ huynh và học sinh nên chuẩn bị trước các câu hỏi và những điều cần quan sát sau đây:

Chương trình giáo dục:

- Các chương trình giáo dục của trường có đạt được mục tiêu đề ra không?

- Thời khóa biểu có được sắp xếp khoa học? Có sự cân bằng giữa các hoạt động giáo dục?

- Các chương trình phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân được tổ chức thế nào? (Lưu ý rằng các kỹ năng không chỉ hình thành qua vài bài học trên lớp mà phải được thực hành thường xuyên trong mọi hoạt động).

- Số tiết học của các môn có đảm bảo để con bạn hiểu và ứng dụng bài học mà không phải đi học thêm không?

- Các môn học do giáo viên nước ngoài dạy có trợ giảng không? Tại sao?

- Các chương trình thể thao, ngoại khóa, hướng nghiệp được tổ chức thế nào? Ở đâu? Có thường xuyên và mang tính giáo dục không?

- Có các lớp thể thao, mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ… không?

- Trường có các câu lạc bộ, các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc thi tài năng không?

Trường Tiểu học, THCS và THPT Thái Bình Dương

Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và học sinh:

Ban giám hiệu (BGH): Nếu là trường song ngữ, BGH có sử dụng được ngôn ngữ thứ 2? Bạn có được trao đổi với BGH về quan điểm giáo dục của nhà trường và gia đình bạn không? Bạn có thống nhất với quan điểm giáo dục của nhà trường? Trường có nhiều cơ sở không? BGH quản lý các cơ sở như thế nào?

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN): GVCN đóng vai trò rất quan trọng với học sinh trung học, do đó bạn cần tìm hiểu xem: GVCN có tốt nghiệp ĐH Sư phạm không? Có dễ gần và thân thiện với học trò? Giáo viên chủ nhiệm có được hỗ trợ trong các tình huống giáo dục? Thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trường được thực hiện như thế nào? Hãy trò chuyện với các giáo viên xem họ có yêu thích công việc ở trường không, họ đánh giá thế nào về môi trường và học sinh ở đây?

Học sinh: Trường có chọn lọc học sinh không và theo tiêu chí nào? Trường có học sinh nước ngoài không, tỷ lệ thế nào? Hãy quan sát phong cách của học sinh: có vui tươi năng động và khỏe mạnh? Phong cách học sinh có phù hợp với mong muốn của gia đình bạn?

Kết quả giáo dục hằng năm:

- Tìm hiểu kết quả hằng năm của trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, số lượng học sinh vào đại học, cao đẳng, số lượng học sinh đi du học trung học và đại học…

- Các giải thưởng học tập, văn hóa, thể thao…?

- Trường quan trọng thành tích một vài cá nhân nổi bật hay có chương trình phát triển từng học sinh?

Cơ sở vật chất:

- Môi trường có an toàn, vệ sinh và có kiểm soát?

- Diện tích sử dụng của trường tính cho mỗi học sinh là bao nhiêu?

- Thiết kế xây dựng, ánh sáng, âm thanh, màu sắc có phù hợp?

- Trường có đủ các phòng chức năng (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thể dục thể thao…) với trang thiết bị hiện đại và phù hợp?

- Thư viện trường có nguồn sách và tài liệu phong phú không? Thư viện có phải là nơi học sinh yêu thích không?

- Trường có bếp ăn? Hãy hỏi học sinh thức ăn có ngon, nóng và an toàn không?

- Phòng vệ sinh có sạch và khô ráo? Có lạm dụng hóa chất tẩy rửa?

- Địa điểm này trường thuê hay xây dựng để hoạt động lâu dài? Sắp tới trường có chuyển đi đâu?

Tính an toàn:

Với các vấn đề học đường xảy ra ngày càng nhiều hiện nay, bạn cần tìm hiểu về môi trường, chính sách và các quy định của nhà trường để đảm bảo phòng chống bạo lực, ma túy, xâm hại… Các quy định xử lý kỷ luật thế nào?

3. So sánh và quyết định

Sau khi tham quan, gia đình bạn cần đánh giá, so sánh các thông tin với mục tiêu của mình và cùng con quyết định trường sẽ học. Một khi đã quyết định học ở trường nào, bạn hãy luôn đồng hành cùng nhà trường trong quá trình phát triển của con. (Y Linh)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.