Cách giảm bớt phụ thuộc vào smartphone

16/08/2024 09:34 GMT+7

Một thực tế đang xảy ra là ngày càng nhiều người trong số chúng ta trở nên phụ thuộc vào smartphone khi cảm thấy chúng như là một phần trong cuộc sống.

Bất chấp những cảnh báo từ giới khoa học về chứng nghiện smartphone, nhiều người vẫn không thể từ bỏ nó. Vậy làm thế nào để bớt nghiện smartphone và quay trở lại với những gì mình làm tốt nhất trong cuộc sống thay vì chỉ nhìn chằm chằm vào chúng cả ngày.

Cách giảm bớt phụ thuộc vào smartphone- Ảnh 1.

Áp dụng một số thủ thuật có thể giúp giảm nghiện smartphone

THE INDEPENDENT

Kiểm soát việc sử dụng

Cả Google và Apple đều đã nhận ra nhu cầu giải quyết tình trạng nghiện smartphone bằng việc giới thiệu các tính năng Digital Wellbeing (Android) và Screen Time (iOS). Chúng được cung cấp nhằm giúp người dùng theo dõi mức sử dụng thiết bị và đặt giới hạn ứng dụng.

Việc kích hoạt các tính năng này sẽ khác nhau tùy thuộc hệ điều hành và thiết bị nhưng nhìn chung nó sẽ giúp người dùng có thể tự động điều chỉnh việc sử dụng smartphone của mình, giúp nó ít gây nghiện hơn.

Bật chế độ tránh làm phiền

Một trong những lý do chính khiến smartphone gây nghiện là luồng thông báo liên tục đòi hỏi sự chú ý của người dùng. Vì vậy, chế độ không làm phiền (Do Not Disturb) có thể giúp người dùng lấy lại quyền kiểm soát sự tập trung của mình.

Cách giảm bớt phụ thuộc vào smartphone- Ảnh 2.

Do Not Disturb hiện có trên cả điện thoại Android lẫn iPhone

CHỤP MÀN HÌNH

Bên cạnh việc kích hoạt tính năng Do Not Disturb bằng tay trên cả Android và iOS, người dùng cũng có thể cho phép điện thoại thực hiện tự động bật chế độ này bằng cách tạo lịch trình. Ví dụ, thiết lập iPhone sẽ chuyển sang chế độ này mỗi tối từ lúc 22 giờ cho đến lúc thức dậy là 5 giờ sáng, tùy thuộc lịch của mỗi người. Bằng cách bật chế độ Do Not Disturb trong giờ làm việc tập trung hoặc trước khi đi ngủ, người dùng có thể giảm sự gián đoạn liên tục và khiến smartphone bớt gây nghiện hơn.

Sử dụng trình chặn ứng dụng

Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng bên thứ ba cho phép đặt giới hạn thời gian cho các ứng dụng cụ thể hoặc chặn hoàn toàn quyền truy cập vào các ứng dụng gây mất tập trung. Với người dùng iOS hoặc Android có thể sử dụng ứng dụng mang tên Freedom, trong khi người dùng Android cũng có thể chọn ứng dụng khá phổ biến mang tên AppBlock.

Sử dụng trình chặn ứng dụng là một cách chủ động để hạn chế tình trạng nghiện smartphone vì chúng sẽ tự động thực thi các giới hạn mà người dùng đã đặt ra.

Kích hoạt chế độ tập trung

Chế độ tập trung là một tính năng tương đối mới được thiết kế để giảm thiểu sự mất tập trung và thúc đẩy năng suất công việc của người dùng. Apple đã giới thiệu chế độ tập trung từ iOS 15 và hiện tính năng này cũng đã xuất hiện trên thiết bị Android. Người dùng có thể tạo chế độ tập trung tùy chỉnh cho các hoạt động cụ thể như công việc, cá nhân hoặc đi ngủ.

Cách giảm bớt phụ thuộc vào smartphone- Ảnh 3.

Chế độ tập trung giúp người dùng chuyển iPhone sang trạng thái mà mình mong muốn nhanh nhất

CHỤP MÀN HÌNH

Chế độ tập trung là một công cụ mạnh mẽ giúp tự động làm cho điện thoại bớt gây nghiện hơn bằng cách cho phép người dùng điều chỉnh hành vi của thiết bị theo nhiệm vụ hoặc bối cảnh hiện tại mà mình chọn.

Sử dụng giao diện tối giản

Giao diện tối giản có thể thay đổi diện mạo và cảm nhận của người dùng đối với smartphone, khiến nó ít kích thích thị giác hơn và giảm sự cám dỗ sử dụng các ứng dụng tốn thời gian. Ví dụ với iOS, người dùng có thể sắp xếp các ứng dụng vào các thư mục khác nhau trên màn hình chính, phân tách chúng theo chức năng.

Việc không nhìn thấy chúng xuất hiện ở màn hình chính cũng có nghĩa người dùng giảm kích thích sử dụng ứng dụng đó, vốn là bản chất gây nghiện smartphone.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.