Cách hạ 25% mức đường huyết không thể dễ hơn: Ăn 2, 3 tép tỏi mỗi ngày

Thiên Lan
Thiên Lan
17/11/2021 10:09 GMT+7

Chế độ ăn uống có tác động mạnh nhất đối với mức đường huyết và một số loại thực phẩm đã được chứng minh là rất tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu, theo Express .

Theo tiến sĩ Sarah Brewer, chuyên gia y học gia đình ở Laguna Niguel, CA. (Mỹ), một loại thảo mộc rẻ tiền đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu tới 25%.

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương cho cơ thể. Rất may là chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp kiểm soát mức đường huyết.

Tiến sĩ Sarah Brewer đã chỉ ra tác dụng giảm lượng đường trong máu của việc ăn tỏi.

Theo tiến sĩ Sarah Brewer, tác dụng giảm lượng đường trong máu có thể nhờ vào hợp chất ajoene có trong tỏi. Nghiên cứu cho thấy ajoene có thể làm giảm mức đường huyết đến 25%, theo Express.

Hơn nữa, ăn 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giảm mức cholesterol xấu LDL đủ để giảm 25% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, tiến sĩ Brewer cho biết.

Tiến sĩ Brewer cho biết thêm, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dầu tỏi cải thiện khả năng dung nạp glucose và có thể làm giảm sự mất protein qua thận.

Cách hạ 25% mức đường huyết không thể dễ hơn: Ăn 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày

Shutterstock

Nghiên cứu nói gì?

Một trong những nghiên cứu về mối liên quan giữa tiêu thụ tỏi và lượng đường trong máu đã được công bố trên tạp chí nghiên cứu về dinh dưỡng Food & Nutrition Research.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp 9 thử nghiệm bao gồm 768 bệnh nhân tiểu đường loại 2 được bổ sung tỏi hoặc hoạt chất allicin hằng ngày với liều dao động từ 0,05 g đến 1,5 g.

Kết quả xác nhận rằng, bổ sung tỏi đóng vai trò tích cực với lượng glucose trong máu.

Các cách tự nhiên để giảm lượng đường trong máu

Để giảm đường huyết, tốt nhất là tập tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi

Shutterstock

Theo trang MedicineNet, một số cách tự nhiên để kiểm soát lượng đường trong máu bao gồm:

Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì cân nặng vừa phải và tăng độ nhạy insulin. Hơn nữa, tập thể dục giúp cơ bắp sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ. Tốt nhất là tập tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi.

Chế độ ăn ít carb: Cơ thể phân hủy carbohydrate thành đường, sau đó insulin sẽ giúp cơ thể sử dụng và lưu trữ đường để tạo năng lượng. Ăn quá nhiều carbs có thể khiến mức insulin dao động và có thể làm giảm độ nhạy insulin. Chế độ ăn ít carb có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu về lâu dài.

Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb, điều chỉnh sự thèm ăn, hấp thụ đường và làm mức tăng lượng đường trong máu chậm lại. Chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn khẩu phần ít hơn: Kiểm soát khẩu phần giúp điều chỉnh lượng calo và có thể giúp duy trì cân nặng vừa phải. Do đó, quản lý cân nặng thúc đẩy lượng đường trong máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thực phẩm có GI thấp (dưới 55) và trung bình (56-69) bao gồm lúa mạch, sữa chua, yến mạch, các loại đậu.

Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra hoóc môn glucagon làm tăng lượng đường trong máu. Tập thể dục, thư giãn và thiền định làm giảm đáng kể căng thẳng và giảm lượng đường trong máu.

Uống đủ nước: Uống đủ nước có thể giúp giữ lượng đường trong máu trong giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước, nó giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu, theo MedicineNet.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.