Chạy vào khu gửi xe, ghé mua ly nước sâm với giá 5.000 đồng để ủng hộ cô bán quán (bởi di tích này không bán vé), tranh thủ ngó quanh, tôi nhận ra một điều rằng, so với các di tích khác của Tiền Giang, Khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút rất vắng lặng dù nơi đây nằm sát con sông Mỹ Tho, rất thuận tiện cho việc ngao du thăm thú bằng đường thủy.
tin liên quan
Rừng thiêng xứ mây ngànKhi chinh phục đỉnh Arung quanh năm mây phủ ở vùng cao Tây Giang
(Quảng Nam), người Cơ Tu phát hiện ra những cánh rừng pơ mu, rừng lim
xanh, rừng đỗ quyên... từ hàng trăm đến ngàn năm tuổi.
Đọc sử xưa ghi chép, tôi biết Rạch Gầm vốn là vùng đất nguyên sơ, sông rạch chằng chịt nên cá sấu tụ họp nhiều vô kể. Thuở ấy, mỗi khi ghe chèo qua đây, người ta nghe trong rạch sâu luôn có tiếng gầm, vang vọng cả một mặt sông vắng. Vài cư dân gan dạ men theo bờ rừng để theo dõi, họ bắt gặp cả đàn sấu cùng những chiếc đuôi to khỏe, đàn thuồng luồng (tức cá sấu) theo giai thoại và những vệ binh oai hùng của hà bá ra sức tấn công những kẻ nào lạc đến vùng đất của Thủy long thần giới cai trị…
Bây giờ, tìm ghé thăm rạch Xoài Mút, tôi có ý đi tìm cây sà mốp nhưng hầu như chẳng còn ai rành rẽ về cây này nữa. Chỉ khi đến Trà Ôn, tôi mới có duyên gặp một cụ thủ từ trong đền thờ Lăng Ông Điều bát, được nghe cụ kể cách bắt, khống chế cá sấu từ cây sà mốp của người dân Kh’mer xưa hay dùng. Cụ kể thêm rằng loại cây này ruột thường hay bị bọng, tiết ra một chất dẻo, nếu ta dùng làm đuốc thắp sáng thì rất tiện.
Hóa ra, nếu Rạch Gầm là nơi cá sấu ẩn náu quật ngã tàu bè, thì Xoài Mút là nơi sống của cây sà mốp - một vật dụng để khống chế cá sấu thật hữu hiệu.
Thiên nhiên ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ biết bao.
Đứng nhìn mặt sông phẳng lặng, trí tôi như lãng đãng trở ngược về ký ức của những trận chiến oai hùng xưa của quân Tây Sơn. Bên chiếc cầu yên tĩnh hôm nay, một thoáng xôn xao trong tim khi tôi lẩm nhẩm lời cầu ước: Mong sao quê Việt mãi bình an như dòng sông quê hương, để cư dân sẽ luôn an lành tươi vui trong cuộc sống yêu thương và chia sẻ…
Bình luận (0)