Cách thích nghi với thời tiết giao mùa để phòng đột quỵ sau tuổi 50

19/03/2021 16:00 GMT+7

Thời tiết nóng dần lên song ông Đỗ Phát (54 tuổi, Sài Gòn) vẫn mặc ấm vào sáng sớm, năng bách bộ và tập đứng một chân, ăn lạt, bổ sung nattokinase giữ lòng mạch thông suốt 24 giờ mỗi ngày... để phòng đột quỵ lúc giao mùa.

Không chỉ Hà Nội mới trở trời từ lạnh sang nóng, mà Sài Gòn những ngày nay cũng bắt đầu giao mùa xuân sang hè. Cảm nhận rõ sự thay đổi này nhất chính là người tuổi 50. Ông Đỗ Phát, vốn còn có bệnh nền mỡ máu, ông gọi cơ thể mình là “cỗ máy thời tiết”, mới giao mùa “nhẹ” mà sức khỏe đã biểu tình, huyết áp tăng giảm thất thường theo nhiệt độ trong ngày, bài tập “nhắm mắt đứng một chân” đo nguy cơ đột quỵ cũng không làm nổi.
 Tình trạng huyết áp tăng giảm thất thường xuất hiện nhiều ở những người sau tuổi 50, khi thời tiết chuyển giao từ xuân sang hè

Tình trạng huyết áp tăng giảm thất thường xuất hiện nhiều ở những người sau tuổi 50, khi thời tiết chuyển giao từ xuân sang hè

Sáng sớm: Giữ ấm, chạy bộ

Sau 50 tuổi, cả hai vợ chồng ông Phát đều ngủ khó và ngủ ít hơn, thường dậy rất sớm từ 4-5 giờ để chuẩn bị bữa sáng cho con cháu và tập thể dục. Nhưng giao mùa đến, ông rủ vợ “làm biếng” 6 giờ mới dậy. Theo ông tìm hiểu, thời điểm nửa đêm về sáng, mặt trời xa chúng ta nhất, nhiệt độ sẽ giảm và lạnh hơn, dễ gây ra đột quỵ.
 “Khi vừa thức giấc, cần xoa mặt, xoa tay chân rồi mới ngồi dậy từ từ”, ông Phát chia sẻ

“Khi vừa thức giấc, cần xoa mặt, xoa tay chân rồi mới ngồi dậy từ từ”, ông Phát chia sẻ

Dậy muộn chưa đủ, mà còn phải dậy đúng cách. Thức giấc, ông Phát sẽ xoa mặt, xoa tay chân, rồi mới ngồi dậy từ từ. Tối kỵ việc bật dậy, ra khỏi chăn ấm nệm êm khi ngoài trời se lạnh. Bản thân tư thế đột ngột này vốn đã làm máu không kịp lên não, lại thêm mạch máu đang giãn bỗng co rút mạnh, khiến động tác nhỏ có thể gây ra cơn đột quỵ lớn.

Trưa nóng: Uống nước, ăn nhạt

Sống đến tuổi này, điều ông Phát cảm thấy viên mãn nhất là vợ chồng tâm đầu ý hợp. Trời dần nóng lên, bà “yêu cầu” ông phải uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể. Trước ông thích ăn mặn, nay nghe bà ông ăn nhạt bớt. Thịt cá chiên đều đổi hết sang luộc, kho, hầm. Chất xơ giúp hấp thu cholesterol dư thừa trong máu, nên chế độ ăn hàng ngày của gia đình không thể thiếu đĩa rau xanh luộc, hấp.
 Khi trời đủ ấm, tập thể dục nhẹ giúp nâng cao sức khỏe và ổn định huyết áp

Khi trời đủ ấm, tập thể dục nhẹ giúp nâng cao sức khỏe và ổn định huyết áp

Sau bữa trưa, ông cũng hạn chế ra ngoài. Điều hòa bật vừa phải, khoảng 26-27 độ, bởi nếu mở lạnh quá thì thân nhiệt giảm, khi ra ngoài sẽ gây phản ứng co - giãn mạch quá mức, dễ sốc nhiệt hoặc đột quỵ.

Tối mát: Ăn bớt, ngủ sớm

Buổi chiều trời dịu, ông Phát mới ra làm vườn, lao động nhẹ nhàng, giúp vợ chăm dàn hoa hồng trước cổng, tận hưởng cuộc sống thi vị tuổi 50. Bà xã cũng chuẩn bị dần bữa tối đón con cái trở về. Bữa cơm tối sum họp thường có nhiều món, song mỗi món chỉ một chút, ăn bớt đi để hạn chế mỡ máu tăng trở lại. Không cứ chất béo, mà cả tinh bột cũng cần giảm, bởi khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa và tái tạo thành mỡ máu.
 Hằng ngày ông Phát không quên bổ sung thêm nattokinase và men gạo đỏ để làm giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Hằng ngày ông Phát không quên bổ sung thêm nattokinase và men gạo đỏ để làm giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Hồi thanh niên, ông Phát nổi tiếng tửu lượng cao. Nhưng đến tuổi này, cảm nhận rõ cơ thể xuống sức, ông gần như bỏ rượu. Chỉ đôi khi nhà có khách, sinh nhật vui, hoặc ăn mừng con cái lên chức... thì ông mới uống chút bia hay rượu vang cùng cả nhà. Chất cồn ở thời điểm này, với ông cũng chỉ là thứ lợi bất cập hại với sức khỏe, làm mất đi công sức ăn uống và tập luyện lành mạnh.
Sau bữa tối, ông phụ vợ chơi với cháu, xem chút thời sự, hỏi han con cái, hoặc chơi ván cờ vua trên điện thoại. Khoảng 9-10h tối ông đi ngủ, tránh việc sáng tỉnh dậy quá sớm.
Mỗi ngày 24 giờ lặp lại vòng sinh hoạt như vậy, ông Phát cảm thấy sức khỏe dẻo dai hơn tuổi 50. Dưới sự động viên của vợ và con cái, ông dự định sẽ cùng những người bạn chí cốt lên kế hoạch du lịch xuyên Việt, thăm lại bạn bè xưa nay đang an cư ở nhiều tỉnh.
 
TPBVSK viên nang "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.
NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) - Doanh nghiệp có gần 100 sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Dược Hậu Giang - Doanh nghiệp có 2 dây chuyền viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.
Chi tiết về JPN GMP vui lòng xem tại đây: http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/ 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.