(TNO) Trong khi giới chuyên gia tiếp tục tranh cãi về khả năng Ebola có thể đột biến để lây lan trong không khí, chủng vi rút Ebola hiện tại đã biến đổi nhanh chóng trong thời gian hoành hành ở Tây Phi.
Tốc độ và phương thức đột biến thay đổi theo từng chủng vi rút. Sau đây là cách thức chúng hoạt động:
Vi rút sao chép thông qua tế bào vật chủ. Chúng bơm ADN hoặc ARN vào tế bào của nạn nhân, đưa ra các mệnh lệnh buộc tế bào phải sản sinh nhiều vi rút và những vi rút mới tiếp tục lan tràn trong các cơ quan.
Khi đó, hệ miễn dịch bắt đầu can thiệp. Khi vi rút cố gắng bám vào tế bào vật chủ một lần nữa, nó có thể bị hệ miễn dịch chặn đứng và buộc phải đột biến để có thể tiếp tục sao chép.
Vi rút có thể thay đổi các protein bề mặt để che dấu thân phận, khiến tế bào chủ chấp nhận chúng một lần nữa.
Thời gian diễn ra đột biến phần lớn phụ thuộc vào việc vi rút có chứa ADN hoặc ARN trong vật liệu di truyền hay không.
Các vi rút ADN, như vi rút gây bệnh đậu mùa, đột biến chậm chạp vì chúng phải trải qua giai đoạn “kiểm tra và chỉnh sửa” trước khi sao chép, nhưng các vi rút ARN, như cảm mạo, HIV và Ebola, không cần trải qua bước này, theo hãng tin CBC.
Hiện Ebola lây nhiễm thông qua tiếp xúc da hoặc tế bào ở mũi, mắt và miệng và chưa có dấu hiệu cho thấy chúng có thể “lột xác” để lan truyền qua không khí.
Phi Yến
>> Vi rút Ebola đột biến nhanh chóng
>> Phát hiện vi rút Ebola trong 30 phút
>> Dịch bệnh Ebola: Số người chết tăng lên 2.461
>> Tổng thống Mỹ: Dịch bệnh Ebola vượt ra ngoài tầm kiểm soát
Bình luận (0)