Cái khó của Apple tại thị trường Trung Quốc

28/01/2016 07:53 GMT+7

Mặc dù số lượng các cửa hàng nhái Apple tại Trung Quốc giảm trong thời gian qua, nhưng không phải vì thế mà hoạt động kinh doanh của công ty tại đây trở nên dễ dàng.

Mặc dù số lượng các cửa hàng nhái Apple tại Trung Quốc giảm trong thời gian qua, nhưng không phải vì thế mà hoạt động kinh doanh của công ty tại đây trở nên dễ dàng, theo Reuters.

Cửa hàng iPhone nhái tại Trung Quốc đã giảm nhiều trong thời gian gần đây - Ảnh: ReutersCửa hàng iPhone nhái tại Trung Quốc đã giảm nhiều trong thời gian gần đây - Ảnh: Reuters
Cheung, 22 tuổi, từng là một người chuyên bán iPhone nhái ở Trung Quốc. Cách đây một tháng, cô còn rao bán iPhone mới nhất và các phụ kiện của nó tại một số cửa hàng thiết bị nhái Apple ở phía nam thành phố Thâm Quyến. Hiện cô Cheung vẫn làm việc tại cửa hàng cũ nhưng cửa hàng Apple nhái đã không còn mà thay vào đó cửa hàng của cô hiện chào hàng các thiết bị được sản xuất bởi công ty địa phương là Huawei.

Số lượng các cửa hàng Apple nhái dọc theo đường phố nhộn nhịp đã giảm khoảng 1/3 so với cách đây khoảng 3 tháng. Một số cửa hàng đã thay thế iPhone bằng cách chào bán những điện thoại mang nhãn hiệu địa phương như Huawei, Xiaomi, Meizu hay Oppo.

Trong khi Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng trong khả năng tăng trưởng của Apple, mà bằng chứng rõ ràng nhất là thị trường smartphone Thâm Quyến đang có những tăng trưởng, ngược lại so với những thị trường đang hẹp đi như Mỹ.

Doanh số bán hàng của Apple ở Trung Quốc tăng trong năm ngoái. Tuy nhiên với nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong một phần tư thế kỳ vào năm ngoái đã đặt ra những lo ngại rằng người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu mua sắm.

Các cửa hàng nhái chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc, nơi công ty cũng bán smartphone thông qua một nhà cung cấp dịch vụ di động, hoặc thông qua cửa hàng chính thức của riêng công ty.

Tần số mà các cửa hàng công nghệ chuyển đổi sang kinh doanh các thiết bị nhãn hiệu địa phương cho thấy sự không kiên định của người dùng Trung Quốc, cũng như nhấn mạnh cách thức để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone lớn nhất thế giới.
Những chiếc iPhone nhái cũng giảm đi nhiều tại Trung Quốc - Ảnh: AFP
Apple dự kiến sẽ thông báo doanh thu iPhone trên phạm vi toàn cầu trong tuần này, với doanh số tăng chỉ khoảng 1% trong quý cuối cùng năm ngoái, mức tăng trưởng chậm nhất của hãng và cách xa hai con số mà các nhà đầu tư mong đợi.

“Không còn khó khăn như trước để có một chiếc iPhone”, Cai, một trợ lý 23 tuổi tại một trong các cửa hàng Apple nhái cho biết.

Cô Cai nói rằng, doanh số bán hàng đã giảm một nửa so với tháng 10, thời điểm mà iPhone 6S và 6S Plus ra mắt tại Trung Quốc. Chiếc iPhone giờ đã trở thành “chiếc điện thoại di động trên đường phố”, một thuật ngữ Trung Quốc để mô tả về sự phổ biến nhưng thiếu giá trị về sự mới lạ. “Sử dụng một chiếc iPhone không còn là sản phẩm để khoe với mọi người”, cô Cai nói thêm.

Hiện vẫn chưa rõ sự suy giảm về số lượng cửa hàng nhái Apple có phải là kết quả của bất kỳ áp lực từ Apple trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động làm giả thương hiệu của mình hay không, và bản thân công ty cũng chưa đưa ra lời bình luận.

Sự ủng hộ cho thương hiệu nhà

Trong khi một số người mua hàng Thâm Quyến ca ngợi iPhone mang đến cho họ một giao diện người dùng thân thiện, tính năng bảo mật và thiết kế thì nhiều người khác lại cho rằng họ thích thiết bị rẻ hơn sử dụng phần mềm Android của Google.

“Tôi không quan tâm đến thương hiệu, nhưng nó phải chạy trên hệ thống Android”, nhà thiết kế Wang Li (26 tuổi) nói, “Điện thoại di động gần nhất của tôi là một chiếc iPhone. Hệ thống này ổn định, nhưng tôi không thích nó khi các ứng dụng chỉ có thể được tải về từ App Store”.

Yang Qingbao (31 tuổi), một giám đốc ngân hàng đầu tư, nói: “Tôi nghĩ rằng iPhone có giá trị thương hiệu cao hơn, nhưng thật khó để nói hiệu quả của nó là tốt hơn so với Huawei”.
Nhiều sản phẩm thương hiệu Trung Quốc được người dân ủng hộ - Ảnh: Huawei
Trong khi đó, nhiều người khác lại tập trung vào sự ủng hộ cho các sản phẩm đến từ quốc gia này. “Tôi ủng hộ thương hiệu Trung Quốc. Huawei tung ra sản phẩm có sự cân bằng giữa hiệu quả và chi phí, mặc dù nó có thể không được tốt như iPhone. Tuy nhiên chức năng của nó là đủ cho tôi”, Li Hongxuan, một dịch giả 33 tuổi, nói.

CK Lu, một nhà phân tích đến từ Gartner cho biết Apple vẫn giữ được hình ảnh là sản phẩm cao cấp ở Trung Quốc, mặc dù hãng đang phải cạnh tranh mạnh mẽ. “Mối đe dọa dành cho Apple đó là nếu Samsung có thể lấy lại hình ảnh cao cấp của mình tại Trung Quốc với sự ra mắt của Galaxy S7 sắp tới, hoặc nếu thương hiệu Trung Quốc có thể cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ để thách thức Apple”, Lu nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.