Tại Úc, các bệnh viện và phòng khám hô hấp đã từng gặp nhiều khó khăn khi trong tình trạng quá tải, khiến bệnh nhân phải đợi trong khoảng thời gian dài, có thể lên đến 17 tháng để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Thậm chí tình trạng này còn diễn ra đối với một số bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Năm 2021, DKSH Australia đã thực hiện chuyển đổi số chương trình tuyên truyền bệnh nhân, tập trung nâng cao nhận thức của bệnh nhân trong việc quản lý nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, đồng thời cung cấp các công cụ và tài nguyên giúp họ chủ động theo dõi tình trạng sức khoẻ cá nhân. Với chương trình này, bệnh nhân được chăm sóc sức khoẻ theo yêu cầu mà không bị ảnh hưởng đến sự an toàn, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội do đại dịch. Chương trình đã được triển khai rất thành công, với tỷ lệ duy trì trên toàn cầu là 95% và hiện đang có hơn 1.900 bệnh nhân đăng ký. Đến nay, 62% bệnh nhân được bổ trợ đầy đủ kiến thức để có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Chương trình đã được ngành dược phẩm Úc ghi nhận và thắng giải Excellence in Patient Support (Chương trình Hỗ trợ Bệnh nhân Xuất sắc), sau đó được mở rộng sang thị trường New Zealand với cùng sứ mệnh cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.
Việt Nam là nơi từng được Tổ chức Ngân hàng Thế giới đánh giá là "quốc gia dẫn đầu trong khu vực" với những tiến bộ vượt bậc trong quá trình thúc đẩy Bao phủ Chăm sóc Sức khoẻ toàn dân (UHC) thông qua các dự án đầu tư lớn của Chính phủ. UHC là chủ đề giúp đảm bảo cho mọi người dân ở bất kỳ tình trạng tài chính hay xã hội nào đều có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng với giá cả hợp lý, bao gồm tầm soát, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Đến cuối năm 2022, hơn 92% dân số (91,1 triệu người) đã tham gia UHC.
Trong bối cảnh dân số Việt Nam tiếp tục tăng cùng với quá trình đô thị hóa và sự thay đổi trong phân bố độ tuổi, nhu cầu về các dịch vụ y tế sẽ gia tăng, đặc biệt là đối với các bệnh không lây nhiễm (NCD) như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh phổi mãn tính. DKSH nhận thấy rằng nhanh chóng chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm nhẹ gánh nặng của hệ thống y tế quốc gia.
Với kiến thức chuyên sâu về thị trường và ngành chăm sóc sức khỏe, DKSH đã và đang tập trung vào việc phát triển giải pháp cho bệnh nhân, PSPhere, với các chương trình tuân thủ được thiết kế tối ưu như thăm khám trực tiếp, thăm khám qua video, và các cổng thông tin giáo dục giúp cải thiện tỷ lệ tuân thủ quy trình điều trị của bệnh nhân, đồng thời khuyến khích họ có trách nhiệm hơn đối với sức khỏe cá nhân.
Bệnh nhân thường chưa nhận biết đầy đủ về các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh khi không tuân thủ điều trị, đặc biệt đối với các bệnh mãn tính. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ ước tính chỉ khoảng 50% ở các thị trường có thu nhập cao, và đối với các thị trường có thu nhập ở mức trung bình thấp thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
Đầu năm nay, một nghiên cứu liên khoa đánh giá việc tuân thủ phác đồ điều trị đã được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sự tham gia của 252 bệnh nhân tăng huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh lý tim mạch. Mặc dù 72,6% bệnh nhân được khảo sát đã tự mua thuốc nhưng chỉ có 55,95% bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị. Bệnh nhân cũng cho biết thỉnh thoảng họ quên uống thuốc, nhưng chỉ có 3,6% tìm cách đặt báo nhắc uống thuốc.
Thay vì chỉ tập trung vào bác sĩ hoặc sản phẩm trong chuỗi giá trị chăm sóc sức khỏe truyền thống thường. PSPhere đặt bệnh nhân làm trọng tâm của hành trình chăm sóc, kết nối họ với các bên liên quan chính và tận dụng công nghệ để giúp bệnh nhân đạt được kết quả điều trị tốt hơn. Cách tiếp cận này giúp đánh giá toàn diện sức khỏe của bệnh nhân, kết hợp các yếu tố khác như nâng cao nhận thức, hỗ trợ tâm lý, tư vấn dinh dưỡng và điều chỉnh lối sống theo phác đồ điều trị của họ.
PSPhere là giải pháp linh hoạt được địa phương hóa theo từng thị trường. DKSH hợp tác với 60 khách hàng để vận hành hơn 200 chương trình hỗ trợ bệnh nhân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, DKSH cung cấp công nghệ này cho các đối tác địa phương để triển khai các chương trình giúp khách hàng có thể hỗ trợ, kết nối và tương tác tốt hơn với bệnh nhân. DKSH hợp tác để duy trì sự tham gia của bệnh nhân thông qua tài liệu nâng cao nhận thức và hỗ trợ với hy vọng cách tiếp cận này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị cũng như mang lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Bình luận (0)