Theo đó, các tổng thống có thể trở thành thượng nghị sĩ trọn đời sau khi mãn nhiệm hoặc sau khi từ chức sớm, nhưng cũng có quyền từ chối đặc quyền này.
Một số ý kiến cho rằng động thái này nhằm bảo vệ các cựu tổng thống khỏi việc bị truy tố vì nghị sĩ quốc hội được hưởng quyền miễn trừ. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban xây dựng nhà nước và lập pháp Duma Quốc gia Pavel Krasheninnikov giải thích ý tưởng cải cách được đưa ra dựa trên nghiên cứu từ mô hình thượng viện của các nước khác, đồng thời cho hay cải cách này sẽ giúp Nga tận dụng kho kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ của các cựu tổng thống.
Mặt khác, cũng theo đề xuất mới, tổng thống có quyền bổ nhiệm 30 người vào thượng viện (170 ghế) thay vì 17 người như hiện nay. Trong số 30 người đó, có 7 người có thể được bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ trọn đời vì công lao với đất nước và người dân. Đối tượng có thể là học giả xuất sắc, bác sĩ, nghệ sĩ, nhân vật của công chúng... Toàn bộ những nghị sĩ còn lại sẽ có nhiệm kỳ kéo dài 6 năm.
Đề xuất cải cách trên được đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố hàng loạt sửa đổi hiến pháp hồi tháng 1, trong đó đáng chú ý là việc trao cho quốc hội quyền bổ nhiệm thủ tướng và nội các, thay vì tổng thống như trong hệ thống hiện tại.
Bình luận (0)