Sở hữu làn da nhạy cảm, bạn sẽ phải rất mệt mỏi và thực sự lúng túng vì không biết nên để mặt mộc cho an toàn hay cứ làm liều trang điểm mỗi khi tham dự tiệc tùng, gặp bạn bè và vô vàn những cuộc hò hẹn.. để rồi sau đó, bạn lại phải mệt mỏi đối diện với những dị ứng, phản ứng nơi làn da nhạy cảm của chính mình.
Để không phải tiếp tục kéo dài những tháng ngày đau khổ ấy nữa, Cẩm nang chăm sóc da nhạy cảm – Cẩm nang được phát triển bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu và công nghệ tiên tiến đột phá mới sẽ giúp bạn gột rửa tất cả mọi ưu phiền mà làn da nhạy cảm đã mang đến cho bạn.
Kỳ 1: Những điều có thể bạn chưa biết về da nhạy cảm
Đã từ rất lâu, giới chuyên môn từng ngấm ngầm “phong tặng” cho làn da nhạy cảm danh hiệu “đỏng đảnh”, “khó chiều”… bởi những thuộc tính đặc trưng dễ nổi đỏ, luôn có cảm giác ngứa ngáy, châm chích đến khó chịu, thậm chí thường xuyên bị sưng, viêm rất nặng… một cảm giác mà những người không sở hữu da nhạy cảm sẽ không thể chia sẻ và cảm thông được.
Hiện nay, hầu hết mọi người đang nhầm lẫn khái niệm da nhạy cảm với da bị nhạy cảm. Thuật ngữ da nhạy cảm đã trở nên phổ biến và được chúng ta hiểu bao gồm cả 2 trạng thái kể trên.
1. Những biểu hiện cụ thể của da nhạy cảm
Da nhạy cảm là loại da dễ ửng đỏ, luôn có cảm giác ngứa, rát. Khi tiếp xúc với mỹ phẩm lạ, da rất dễ bị quầng thâm và trở nên mỏng hơn bao giờ hết. Với da nhạy cảm, bằng mắt thường, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những mao mạch nhỏ li ti dày đặc dưới lớp da mỏng dính của mình qua gương. Đặc biệt, da nhạy cảm là loại da xếp hàng đầu về nguy cơ tàn nhang, nhăn và lão hoá nhanh hơn so với những loại da khác. Nếu bạn không nhanh chóng xây dựng cho làm da của mình một chế độ chăm sóc đặc biệt và phù hợp thì bạn sẽ sớm phải đối diện với thực tế phũ phàng là sự lão hoá nhanh hơn so với những người cùng tuổi.
Làn da “đỏng đảnh” nhất trong các loại da
|
Tình trạng nổi mẩn khi thời tiết thay đổi, nổi ngứa khi ăn phải thức ăn lạ… thực chất chỉ là hiện tượng cơ địa dị ứng. Và thường thì ai cũng có cơ địa dị ứng, có người dị ứng với mật ong, lô hội, có người dị ứng với hải sản… chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong trường hợp này, bạn cố gắng để không nhầm lẫn hiện tượng cơ địa dị ứng với da nhạy cảm vì một người sở hữu cơ địa dị ứng chưa chắc là người có làn da nhạy cảm!
Nếu thực sự làn da của bạn là nhạy cảm, bạn cần suy nghĩ ngay đến các phương án “cấp cứu” cho làn da nhạy cảm của chính mình càng sớm càng tốt. Sở dĩ bạn cần hết sức cẩn thận vì những mẩn đỏ sẽ rất dễ biến chứng thành những mụn viêm, sưng, có mủ rồi vỡ ra và để lại sẹo thâm gây nguy hiểm cho làn da của chính bạn.
2. Những nguyên nhân chủ yếu khiến làn da trở nên nhạy cảm
Hiện nay, trên thế giới đang có hàng triệu người tự nhận da mình là da nhạy cảm và con số này vẫn đang có chiều hướng tiếp tục gia tăng, tại sao vậy? Nguyên nhân của hiện tượng này cũng không đến nỗi quá khó hiểu vì thời tiết khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm, hoá chất độc hại và sự căng thẳng (stress) là những nguyên nhân trực tiếp và mạnh mẽ gây nên tình trạng nhạy cảm/bị nhạy cảm ở làn da của chúng ta.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến làn da của bạn trở nên “thay tính đổi nết”, “đỏng đảnh” đến “khó chiều” nhưng chung quy cũng chỉ tập trung ở những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khiến da bạn nhạy cảm
|
3. Những ảnh hưởng và tác hại khôn lường của da nhạy cảm đối với cuộc sống và sức khoẻ của bạn
Nói một cách hình tượng, làn da chính là “hàng rào” bảo vệ cho toàn bộ cơ thể, sở hữu làn da nhạy cảm có nghĩa lớp “vỏ bọc” của cơ thể bạn có sức đề kháng yếu vì vậy sẽ có những ảnh hưởng và tác hại khôn lường đối với cuộc sống và sức khoẻ của bạn.
Da nhạy cảm là làn da có nguy cơ bị kích ứng cao do tác động của ánh nắng mặt trời nhiều hơn bất kì loại da nào khác. Vì vậy, người sở hữu làn da nhạy cảm cũng thường có sức khoẻ không tốt. Đặc biệt, thời điểm làn da nhạy cảm bùng phát các thể loại mụn đó chính là lúc cơ thể đang rất mệt mỏi, căng thẳng và khuôn mặt lúc nào trông cũng như không sạch và sẽ đẩy bạn vào trạng thái tự ti về ngoại hình của bản thân.
Đối với một số ít người, việc “cấp cứu” làn da nhạy cảm khá đơn giản vì chỉ cần ngưng ngay những tác động lên da, trong một vài ngày sau đó làn da sẽ lại trở về trạng thái bình thường. Nhưng, với rất nhiều những người còn lại, ngay cả sau khi đã ngưng toàn bộ những nguyên nhân kích ứng, làn da vẫn còn tiếp tục bị kích ứng trong nhiều ngày tiếp theo hoặc thậm chí kéo dài đến vài tháng và trở nặng hơn, đây thực sự là những trường hợp cực kì nguy hiểm cho làn da và sức khoẻ của chính bạn.
Vậy làm sao để chăm sóc loại da “đỏng đảnh” “ khó chiều” này, hãy cùng đón xem Kỳ 2 của Cẩm nang chăm sóc da nhạy cảm: Lời khuyên về phương pháp chăm sóc da nhạy cảm từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên chuyên trang Làm đẹp nhé!
Bình luận (0)