Cẩm nang chăm sóc da sẹo - Kỳ 1: Những điều cần biết về các loại sẹo

14/08/2015 10:53 GMT+7

Trong cuộc sống, có muôn vàn lý do làm chúng ta bị sẹo, khiến cho khuôn mặt khả ái, đôi chân nuột nà hay vòng eo gợi cảm của chúng ta mất đi vẻ đẹp vốn có. Chắc chắc ai cũng vậy, luôn cảm thấy buồn phiền, mặc cảm khi phải đối diện với vết sẹo xấu xí mỗi ngày và luôn tìm mọi cách để loại bỏ chúng nhanh chóng.

Trong cuộc sống, có muôn vàn lý do làm chúng ta bị sẹo, khiến cho khuôn mặt khả ái, đôi chân nuột nà hay vòng eo gợi cảm của chúng ta mất đi vẻ đẹp vốn có. Chắc chắc ai cũng vậy, luôn cảm thấy buồn phiền, mặc cảm khi phải đối diện với vết sẹo xấu xí mỗi ngày và luôn tìm mọi cách để loại bỏ chúng nhanh chóng.

Thấu hiểu những khó khăn mà người bị sẹo đang gặp phải, đội ngũ bác sĩ cùng chuyên gia da liễu giàu kinh nghiệm tại Mỹ phẩm Mai Hân đã dày công nghiên cứu và cho ra đời cuốn CẨM NANG CHĂM SÓC DA SẸO, giúp bạn sớm hết sẹo và thoát khỏi các phiền phức mà sẹo gây ra.
Ở kỳ đầu tiên, Mai Hân xin trân trọng gửi đến Quý đọc giả:
Kỳ I: Những điều cần biết về các loại sẹo
Giống như những vấn đề về da khác, nếu muốn trị sẹo hiệu quả tận gốc và đảm bảo an toàn, đòi hỏi bạn cần biết xác định được vết sẹo của mình thuộc loại gì, sẹo do đâu mà hình thành. Nhờ sự hiểu biết đúng đắn về sẹo, bạn sẽ lựa chọn đúng phương pháp phù hợp và cách chăm sóc da hiệu quả.
Sẹo là nỗi lo chung của nhiều người
Sẹo là nỗi lo chung của nhiều người
1. Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt các loại sẹo
Sẹo lồi: Là một khối thịt dày trồi lên trên bề mặt da sau khi vết thương lành đi. Kích thước sẹo tùy thuộc tổn thương và cơ địa từng người. Ban đầu lúc mới hình thành sẹo có màu hồng, bề mặt căng bóng, sờ vào có cảm giác hơi cứng, lâu dần sẹo trở nên cứng và sậm màu hơn. Người bị sẹo lồi có thể có cảm giác ngứa ngáy, đôi khi đau khi chạm vào sẹo.
Sẹo lõm: Bằng mắt thường chúng ta có thể thấy sẹo lõm là vết sẹo rất cạn, thấp hơn so với bề mặt da, hình dạng và kích thước khác nhau tùy trường hợp sẹo cũng như cơ địa mỗi người. Sẹo lõm có màu sắc sáng hơn màu da xung quanh và căng bóng.
Sẹo rỗ: Đây là dạng đặc biệt của sẹo lõm, có mức độ nhẹ hơn. Sẹo rỗ là những hố sâu li ti, có diện tích không quá lớn (2-8 mm) trên bề mặt da. Hơn nữa, khi bị sẹo rỗ người bị sẹo cũng đồng thời phải “sở hữu” làn da sần sùi, dày và thô ráp do kết cấu da xung quanh tự làm dày lên để thích ứng với sự hiện diện của sẹo. Sẹo rỗ thường gặp ở vùng da mặt.
Sẹo thâm: Sẹo thâm có kích thước bằng với tổn thương lúc ban đầu và bằng với bề mặt da, không lồi lên cũng không lõm xuống. Khi mới xuất hiện, sẹo thâm có màu hồng nhạt, tùy thuộc vào tổn thương và cơ địa từng người mà kích thước sẹo sẽ khác nhau. Càng ngày vết sẹo thâm sẽ đậm màu hơn, chuyển sang màu nâu đậm hoặc sạm đen, có thể lan rộng ra xung quanh.
2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sẹo
Đừng để sẹo hủy hoại nhan sắc của bạn
Đừng để sẹo hủy hoại nhan sắc của bạn
Sẹo lồi: Do các vết thương không được chăm sóc đúng cách dẫn tới tổn thương nặng, nhiễm trùng làm cấu trúc da mất cân bằng, trong quá trình tự lành, cơ thể kích thích sản sinh quá mức collagen kể cả số lượng lẫn trật tự. Bên cạnh đó, sẹo lồi còn xuất hiện khi vết thương quá căng, quá chùng, có vật lạ tồn tại trong da và người có cơ địa sẹo lồi. Những nguyên nhân dễ gây ra sẹo lồi đó là: chấn thương, vết rách da do tai nạn, vết mổ,..
Sẹo lõm: Trái ngược hoàn toàn với sẹo lồi, sẹo lõm hình thành là do các sợi đàn hồi ở vết thương bị đứt gãy, không sản xuất đủ protein collagen và eslantin, làm mất khả năng lấp đầy, khiến da không liền được như ban đầu. Sẹo lõm gây ra bởi một số nguyên nhân như: bị tai nạn, thủy đậu, bỏng, mụn,…
Sẹo rỗ: Nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ là mụn. Trong thời gian bị mụn, nếu không chữa trị cũng như chăm sóc đúng cách, nặn mụn vô tội vạ làm da bị tổn thương sâu. Từ đó các sợi đàn hồi nằm sâu dưới da bị đứt gãy, mất mô tế bào, cấu trúc da thay đổi, khi vết thương lành sẽ để lại những hố nhỏ dưới da.
Sẹo thâm: Sẹo thâm xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân như côn trùng cắn, mụn, bỏng, tai nạn… Nếu làm vết thương trầy xước và chảy máu, các liên kết collagen và elastin bị đứt gãy khiến vùng da mất đi khả năng đàn hồi, sắc tố da bị kích thích tăng cao dẫn đến hình thành nên sẹo thâm. Trong thời gian lành, tổ chức da mới thường nhạy cảm, vì thế tiếp xúc nhiều sẽ kích thích hắc tố melanin sản xuất mạnh mẽ, sắc tố da càng sậm màu hơn.
3. Những ảnh hưởng xấu của sẹo đến con người
Hầu hết các vết sẹo đều không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng xét về mặt thẩm mỹ thì sẹo được xem là “kẻ thù không đội trời chung” với vẻ đẹp của làn da. Vết sẹo dù lồi, lõm hay thâm sần đều có hình khối nổi bật, khiến da trở nên kém mịn màng, xấu xí, nhất là khi nó hiện diện trên mặt và những vùng da dễ lộ ra bên ngoài, có kích thước lớn.
Ông bà ta từ xưa đã có câu “ nhất dáng, nhì da” . Một người phụ nữ chỉ thật sự xinh đẹp khi cô ấy có làn da mịn màng và trắng sáng, cho dù ngũ quan trên khuôn mặt sắc sảo đến đâu thì làn da sần sùi nhiều sẹo cũng sẽ phá hỏng vẻ đẹp ấy.
Thế nên người bị sẹo thường có tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình, ngại giao tiếp và buồn bã. Hơn nữa, do lo sợ người khác thấy khuyết điểm trên cơ thể mình mà nhiều người phải khổ sở che dấu, không dám mặc trang phục mà mình yêu thích và thậm chí ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Ngoài ra, không ít người còn bị tổn thương nặng nề về tinh thần bởi bạn bè trêu chọc vì làn da nhiều sẹo của mình.( Còn tiếp)
Trong kỳ II Cẩm nang chăm sóc da sẹo chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những phương pháp điều trị, chăm sóc da sẹo hiệu quả. Cùng đón xem nhé!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.