Bài: Phạm Hà
Carrie Askin, một nhân viên xã hội lâm sàng với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc, đồng thời là giám đốc của dự án Menergy, một trong những chương trình điều trị lâu đời nhất cho các nạn nhân bị lạm dụng cho biết, Mark đã đến gặp bà bởi vì vợ anh đã bỏ đi. Một cách nhẹ nhàng, tôi hỏi thăm cảm xúc của anh ấy lúc này ra sao. “Tức giận”, anh nói với tôi cùng những giọt nước mắt tuôn tràn trên khuôn mặt. Anh ấy vô cùng giận dữ. Vợ anh đã rất mệt mỏi vì kết hôn với một người đàn ông nóng tính như vậy. Anh ấy tức giận thay vì thất vọng. Anh ấy tức giận thay cho tội lỗi. Anh ấy tức giận thay vì buồn. Vợ của Mark đã chứng kiến sự tức giận của anh rất nhiều lần. Cô sẽ thực sự ngạc nhiên khi biết rằng khi cô nói là muốn rời bỏ anh, câu trả lời thực tế ở sâu thẳm bên trong con người anh chính là xấu hổ, tổn thương, và sợ hãi.
Những cảm xúc dễ bị tổn thương và khó chịu, cho nên thay vì tiếp tục trải nghiệm anh biến chúng thành một cái gì đó mà mình cảm thấy mạnh mẽ hơn..., đó chính là tức giận. Năm lên 4 tuổi, có lần anh đang chơi vui vẻ ngoài vườn thì bị ngã sõng soài trên đống gạch đá, đầu gối đẫm máu, anh chạy lại chỗ cha của mình và khóc. Cha của anh nói: “Con hông phải là một em bé. Hãy nín đi!”. Cha của Mark không đối xử lạnh lùng với anh mà ông muốn con trai mình cố gắng để sống sót trong một thế giới đầy cạm bẫy, luôn muốn “nghiền nát” sự yếu đuối của các bé trai. Mark hít một hơi thở sâu và nín ngay. Có hàng ngàn khoảnh khắc như thế Mark đã từng trải qua. Khi những đứa trẻ khác trêu chọc là anh giống con gái hay cố ý đụng mạnh vào người khi chúng bắt gặp anh ở hành lang trong trường hay trong khu phố, hoặc khi cha mẹ cãi nhau, Mark đều cảm thấy sợ.
Không ổn chút nào nếu khóc hay sợ hãi, nhưng tức giận là an toàn. Mark phát triển một ánh sáng chói lóa, và thói quen này đã luôn hiện hữu trong anh. Nếu ai đó làm anh đau, anh sẽ cho chúng nếm mùi đau đớn gấp bội. Anh trưởng thành, giọng nói đầy uy lực và cuối cùng anh không thể nhớ là từ khi nào mình trở nên như vậy. Bởi vì mẹ anh qua đời trong những năm niên thiếu, anh không còn có khả năng khóc. Năm đó anh đánh nhau với bạn ở trường và cả ở trên phố. Mark giờ đây không buồn nữa, mà anh tức giận. Một cách để lý giải những gì xảy ra với Mark đó là những cảm xúc. Cảm xúc đầu tiên thường có xu huớng khó chịu, những điều làm cho chúng ta cảm thấy lúng túng, không thoải mái, và đánh thức chúng ta nửa đêm. Khi vợ của Mark nói với anh rằng cô ấy sẽ ra đi, anh như bị tàn phá và sợ hãi. Tức giận khiến anh cảm thấy mạnh mẽ. Mark thà tức giận rồi sau đó xấu hổ vì bị người phụ nữ mà mình từng hứa sẽ yêu thương và trân trọng suốt cuộc đời làm tổn thương. Anh thà tức giận với vợ hơn là cảm thấy sợ hãi và lo lắng vì gia đình tan nát và các con anh sẽ không có được cuộc sống trọn vẹn với cả cha lẫn mẹ. Mark nghĩ rằng vợ mình là một người phụ nữ thật khủng khiếp vì đã phá vỡ gia đình. Anh thà phẫn nộ tột cùng vì vợ đã rời bỏ mình thay vì bình tĩnh ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Tức giận gần như luôn là một cảm xúc thứ cấp. Đó là cảm xúc mà chúng ta có với người khác.
Điều đó có nghĩa còn có một cảm xúc cao cấp hơn, ẩn dưới sự giận dữ và những cảm xúc này phản ánh chân lý thâm sâu. Điều này không có nghĩa là sự tức giận không phải là một cảm giác hữu ích. Tuy nhiên đối với những người quá dễ tức giận, thì điều quan trọng chính là cần phát triển khả năng nhận biết và bộc lộ cảm giác dễ bị tổn thương. Ở Menergy, khi chúng tôi trò chuyện để xác định và thể hiện cảm xúc, chúng tôi chỉ đơn giản là mô tả một cái gì đó đã thành sự thật bên trong mỗi con người. Khi Mark đến gặp chúng tôi, anh đã rất buồn, sợ hãi và xấu hổ. Chính vì thế, chúng tôi bắt đầu nói về những cảm xúc, tuy nhiên, anh nghĩ rằng mình chỉ tức giận vì vợ đã bỏ đi. Anh xác định được cảm xúc thứ cấp và không có nhận thức về việc đó. Chúng tôi đã tư vấn cho anh ấy rằng cần phải thực hiện những bước cơ bản sau:
Mark nên có vài từ để thể hiện cảm xúc khi cần, chẳng hạn như: lo lắng, buồn bã, tội lỗi, xấu hổ, sợ hãi, và thất vọng
Tại sao những từ này lại tách riêng ra? Đây là những cảm xúc có xu hướng khó nhận biết bởi vì chúng liên quan đến sự bất lực. Bởi vì những cảm xúc này rất khó chịu, và nhiều người học cách để chống lại nó.
Xây dựng thói quen chú ý đến đời sống tình cảm của mình
Những người không chú ý tới cuộc sống tình cảm của bản thân có xu hướng chỉ chú ý đến trạng thái cùng cực nhất của họ. Mark nên bắt đầu xem xét lại những gì anh ấy cảm thấy trong ngày. Ban đầu, có thể hữu ích nếu nhận thấy được những gì đang xảy ra trong cơ thể của mình. Liệu có con gì đang tấn công dạ dày của mình không? Có khó thở? Quai hàm có cắn chặt không? Theo thời gian, Mark có thể bắt đầu nhận thấy rằng khi dạ dày khó chịu có nghĩa là anh ấy đang lo lắng. Hoặc khó thở có nghĩa là đang buồn.
Tăng mức đọ thoải mái khi nói về cảm xúc của mình
Mark nên nghĩ rằng việc bàn về cảm xúc của mình lúc đầu có thể không thoải mái chút nào. Không ai trong chúng ta sinh ra đã có kỹ năng đối mặt với vấn đề này. Chính vì thế các chuyên gia khuyến khích anh ta bắt đầu làm việc đó bất chấp sự khó chịu của mình, để anh có thể học cách vượt qua dễ dàng và thoải mái hơn. Việc nhầm lẫn cảm xúc thứ cấp với những cảm xúc cao cấp là một trong những lỗi phổ biến. Các chuyên gia đang thúc đẩy Mark để tránh 5 cạm bẫy cảm xúc khác:
- Sử dụng ngôn ngữ quá rộng - “xấu” hay “tốt” không phải là cảm xúc! Hay đúng hơn, chúng là những từ có thể được sử dụng để mô tả cảm xúc, nhưng không đủ cụ thể. Để giao tiếp hữu ích với người khác, chúng ta cần dùng những từ ngữ rõ ràng và cụ thể hơn.
- Nhận thức có thể nhầm lẫn với cảm xúc. “Tôi cảm thấy bối rối”. Nhầm lẫn cho thấy một sự thiếu hiểu biết, không phải là một trạng thái cảm xúc. “Tôi cảm thấy như...” hoặc “Tôi cảm thấy như thể...” Nếu bạn thêm các từ “như” hoặc “như thể” thành “Tôi cảm thấy,” những gì bạn nói tiếp theo sẽ là một suy nghĩ, không phải là một cảm giác.
- Phán đoán nhầm với các cảm xúc. “Tôi cảm thấy bị phản bội.” “Tôi cảm thấy bị an bài”. Sự phản bội, bị bỏ rơi, bị chế giễu là những ví dụ của các phán đoán về ý định của người khác chứ không phải là cảm xúc. “Nếu tôi nghĩ rằng bạn đã phản bội tôi, tôi cảm thấy...”.
- Không có kinh nghiệm. “Bạn cảm thấy lo lắng” hơn là “Tôi cảm thấy lo lắng”.
- Buộc tội có thể nhầm lẫn với cảm xúc. “Tôi cảm thấy hình như bạn không lắng nghe tôi”.