(Tin Nóng) Camera cảm ứng nhiệt trên một trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh khi bay qua sân bay Fairford đã chụp được ảnh máy bay tàng hình F-22 của Mỹ tham dự sự kiện hàng không Royal International Air Tattoo ở Anh.
Hình ảnh F-22 chụp qua camera hồng ngoại của trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh |
Theo The Aviationist ngày 13.7, bức ảnh của trực thăng cảnh sát chuyên dùng chống tội phạm chụp máy bay tàng hình F-22 trông có vẻ buồn cười, vì F-22 cũng như máy bay khác đâu có vô hình trong mắt con người, mà chúng chỉ gần như vô hình với radar mà thôi.
Tuy nhiên điều cần nói ở đây là máy bay tàng hình dù có tàng hình được trước radar thì cũng không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt. Thực tế là F-22 cũng như các máy bay khác luôn phát ra nhiệt, điều này khiến nó dễ bị phát hiện bởi các máy bay nhỏ, máy bay không có công nghệ tàng hình nhưng trang bị cảm biến dò tìm và định vị hồng ngoại (IRST) cùng máy tính tốc độ cao để phân tích xử lý thông tin.
Trong một số tình huống, Không lực Mỹ đã đưa ra các biện pháp hạn chế tính tàng hình của máy bay tàng hình đối phương bằng cách gắn các cảm biến IRST cho các chiếc F-16, như F-16 Viper của Lockheed Martin đã biểu diễn vừa qua ở căn cứ Nellis.
Máy bay tàng hình như chiếc F-35B này không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt - Defense News
|
Ngoài ra các cảm biến này, gắn ở cánh, cũng được trang bị cho các tiêm kích F-15E Strike Eagle, Typhoon (của hãng Eurofighter) hoặc Rafale (Dassault Pháp chế tạo).
Theo một số phi công từng tham gia không chiến mô phỏng với F-22, các cảm biến hồng ngoại dò tìm nhiệt có thể hữu ích để dò ra “mục tiêu tàng hình phát nhiệt và lớn” như F-22 và có thể là cả F-35 từ khoảng cách xa 50 km.
Như vậy trong cuộc đấu với máy bay tàng hình, các máy bay không tàng hình cũng không đến nỗi thúc thủ.
Bình luận (0)