Căn bếp trung tâm - động lực nâng tầm cho thị trường giao đồ ăn

15/12/2020 09:00 GMT+7

Không phải là xu thế ngắn hạn bùng nổ bởi Covid-19, “cloud kitchen”, còn gọi là “bếp trung tâm”, đang có nhiều tiềm năng để trở thành một động lực mới làm thay đổi thị trường giao đồ ăn.

Từ nửa cuối tháng 10, tại căn nhà to được sơn màu xanh lá cây ở khu Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM, hàng chục tài xế Grab đứng ngồi sôi nổi vào mỗi giờ cơm trưa, chiều. Họ đợi quầy giao hàng gọi mã đơn để nhận thức ăn rồi vội mang đi cho khách. Phía sau quầy giao hàng, 14 khu bếp gọn gàng, ngăn nắp của các quán ăn tất bật nấu nướng, đóng gói. Mô hình một khu tập trung nhiều bếp nhà hàng khác nhau, chủ yếu phục vụ cho khách hàng đặt món qua ứng dụng thế này gọi là “bếp trên mây” hoặc “bếp trung tâm”.
Căn bếp tại Trung Sơn là GrabKitchen thứ 3 của ứng dụng này. Một số tay chơi khác như Chef Station, FoodHome… cũng thấy rõ tiềm năng của “bếp trung tâm”.
Không chỉ nhờ xu hướng của thế giới hay Covid-19 mà “bếp trung tâm” đã trở thành một động lực lớn trong ngành giao đồ ăn. Vì sao lại như vậy?
Theo Rakuten Insight, khoảng 43% người Việt Nam tham gia khảo sát chi từ 100.000 - 200.000 đồng cho mỗi lần đặt thức ăn qua ứng dụng

Theo Rakuten Insight, khoảng 43% người Việt Nam tham gia khảo sát chi từ 100.000 - 200.000 đồng cho mỗi lần đặt thức ăn qua ứng dụng

Từ sức ép ‘chuyển mình’ từ Covid-19…

Đại dịch Covid-19 đánh một cú khá mạnh vào ngành dịch vụ, khiến quán ăn nhiều nơi đồng loạt trả mặt bằng. Các vị trí mặt tiền kinh doanh “đắc địa” giờ vẫn trong tình trạng mỏi mắt chờ người thuê.
“Đại dịch khiến chi tiêu mọi người thu hẹp. Chúng tôi cắt giảm nhân viên từ 4 người/ca xuống 2 người nhưng vẫn không cải thiện được”, anh Tùng, chủ thương hiệu Dừa sáp Travico cho biết doanh thu chỉ bằng 30% so với trước dịch, nhưng vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại những khu vực mới, anh đã quyết định tham gia thêm vào “bếp trung tâm” ở Trung Sơn để tiết kiệm chi phí mặt bằng. Đây cũng là căn bếp thứ 3 mà thương hiệu của anh góp mặt. Việc nhiều “bếp trung tâm” lần lượt mở ra trong vài tháng trở lại đây cho thấy nhu cầu từ những nhà kinh doanh F&B như anh Tùng là không ít.

…đến mô hình dường như “thức thời”

Nhưng “bếp trung tâm” không chỉ đơn giản làm lời giải ngắn hạn, được các nhà hàng và giới đầu tư quan tâm kể từ khi có dịch. Mô hình này đã có tại các nước châu Á khác từ vài năm trước. Ở Việt Nam, GrabKitchen đầu tiên cũng đã mở ở Thủ Đức cách đây một năm.
Những căn bếp trung tâm xuất hiện gần khu dân cư khiến việc tiếp cận các thương hiệu yêu thích trở nên dễ dàng. Thực khách có thể phối trộn bữa ăn theo sở thích từ loạt quán ăn đa dạng, lại không phải mất công đi quá xa để ăn trực tiếp, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
“Tôi thấy đặt món tại GrabKitchen như đang đi dạo trong một khu ‘food court’ ảo tại nhà”, chị Thiên Thanh (Thủ Đức, TP HCM) cho biết. “Dù gì, tôi cũng thấy an tâm hơn khi mua ở đây. Các quán ăn đã vào một khu tập thể thì hẳn phải tuân thủ các quy định chung về an toàn thực phẩm. Họ không một mình để tự ‘làm bừa’ được”, chị Thanh chia sẻ thêm.
 Grab cho hay, sau một năm có mặt ở Việt Nam, số lượng người dùng mới của GrabKitchen đã tăng gấp 5 lần

Grab cho hay, sau một năm có mặt ở Việt Nam, số lượng người dùng mới của GrabKitchen đã tăng gấp 5 lần

Những quán ăn tham gia vào “bếp trung tâm” vì lý do đầu tiên là tiết kiệm chi phí đầu tư, tiếp thị. Mặt khác, giải pháp này giúp món ăn của họ vươn rộng đến một phạm vi khách hàng xa hơn. Ở một số “bếp trung tâm”, họ còn được kiểm tra nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm, điều mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm, nhất là từ khi có dịch.
Giờ đây, khi gia nhập “bếp trung tâm”, đội ngũ của chị phải “cắp sách” đi học lớp tập huấn, trang bị những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm từ quy trình chế biến, đến khâu bảo quản, khử trùng,... cũng như quy trình nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Riêng với Grab, đơn vị này cho hay đã chủ động phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức chuỗi tập huấn cho toàn bộ đối tác nhà hàng của họ tại GrabKitchen, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể thấy, thị trường giao đồ ăn gần như được luân chuyển với ‘căn bếp trung tâm’. Bên cạnh các lợi ích trực diện để ngành dịch vụ ăn uống vực dậy trong thời kỳ bình thường mới, “bếp trung tâm" cũng có thể là một phương án tối ưu đáp ứng hành vi tiêu dùng thay đổi và đồng thời giải quyết bài toán vận hành trong đường dài cho các nhà hàng, quán ăn thời 4.0.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.