Sáng 20.8, đoàn công tác của Ban Tổ chức T.Ư có buổi làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng.
Ông Nguyễn Khắc Dịu, Vụ trưởng Vụ Đào tào, bồi dưỡng cán bộ (Ban Tổ chức T.Ư) cho biết về đào tạo lý luận chính trị, cán bộ ở TP.HCM có xu hướng muốn học tại chức chứ không muốn học tập trung. Tiếp theo nữa là cán bộ muốn học cao cấp lý luận chính trị chứ không muốn học trung cấp trính trị.
“Đây là một hạn chế mà Bộ Chính trị đã nhận thấy và chỉ ra tại các hội nghị. Về học lý luận chính trị đang rất là tốt, đáng hoan nghênh nhưng không lẽ học cao cấp chính trị mới là học chính trị. Bởi vì học cao cấp, trung cấp chính trị mục tiêu dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo chứ không phải muốn học lúc nào cũng được. Học chính trị có quy định rất ngặt nghèo, là đảng viên, chức vụ nào học trung cấp, chức vụ nào học cao cấp”, ông Dịu nói.
Nghe đến đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính nêu trong vấn đề này phải phân tích nhiều khía cạnh. Việc học cao cấp hay trung cấp chính trị là được phân cấp và thực tiễn đặt ra có phù hợp hay không. Theo ông Chính, việc học phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn và không nên cứng nhắc.
|
Về đề xuất cho phép TP.HCM đào tạo cao cấp chính trị, ông Dịu cho biết Ban Tổ chức T.Ư sẽ bàn nhưng trước hết phải tuân thủ theo quy định pháp luật và điều lệ của Đảng. Việc đào tạo cao cấp chính trị cũng phải căn cứ theo nhu cầu. Ông Dịu cho hay từ nhu cầu của TP.HCM, Học viện Chính trị cử giáo viên vào đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho TP. Tuy nhiên, qua thực hiện thì nhận thấy có cũng đạt được kết quả tốt nhưng chi phí cho giáo viên rất tốn kém.
“Tốn kém thì mình cũng phải quan tâm nhưng nếu đầu tư hiệu quả thì không nên ngại. Nếu thấy hiệu quả thì phải đầu tư. Phải bàn thế nào vừa tiết kiệm nhưng đầu tư phải hiệu quả”, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, nói.
Bàn về câu chuyện học cao cấp chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nêu lên sự bất cập. Đó là nếu không được đào tạo cao cấp chính trị sẽ có trường hợp khi cần bổ nhiệm lại vướng “chưa có bằng cao cấp chính trị sẽ chưa được bổ nhiệm”.
Ông Chính nêu lên ví dụ bổ nhiệm thường vụ thì phỉ có bằng cao cấp lý luận chính trị nhưng không phải muốn là có bằng ngay. Mà muốn có bằng thì phải qua đào tạo nếu tại chức cũng ít nhất phải 2 năm. Bây giờ phải giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào cho phù hợp, chủ động nhất là địa phương quan trọng như TP.HCM.
Về tổ chức Đảng ngoài quốc doanh, ông Dịu cho hay ngày 19.8 làm việc với Bình Dương về, có vấn đề khiến ông phải suy nghĩ. “Theo quy định, tổ chức đảng là Đảng phải lãnh đạo. Nhưng có những tổ chức Đảng ngoài quốc doanh có trường hợp chỉ có 3 đảng viên mà chỉ toàn bảo vệ thì ở đây lãnh đạo cái gì. Không khéo thành lập ra lại mất uy tín của Đảng bởi sẽ theo ý kiến của chủ doanh nghiệp và không thể hiện vai trò lãnh đạo. Cho nên vấn đề này cần phải cân nhắc. Không nên chạy theo số lượng và không phải chỗ nào cũng phải thành lập tổ chức Đảng”, ông Dịu nói.tin liên quan
Bí thư Đinh La Thăng: 'Cán bộ xả thân vì nhân dân, vì công việc bây giờ rất hiếm'
Bình luận (0)