Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định

Hải Phong
Hải Phong
21/11/2024 16:55 GMT+7

Trong số 13 bảo vật quốc gia ở Bình Định, có 8 bảo vật đang được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Bình Định. Hầu như các bảo vật còn nguyên vẹn.

Ngày 21.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định, cho biết từ năm 2015 - 2024, qua các đợt công nhận bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bình Định có 13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc đá Champa. "Trong số này, Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ và trưng bày 8 bảo vật, còn lại 5 bảo vật quốc gia hiện lưu giữ ở các địa phương", ông Tĩnh nói.

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 1.

Hàng loạt bảo vật được trưng bày trong Bảo tàng tỉnh Bình Định

ẢNH: HẢI PHONG

Trong số này, Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia, gồm:

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 2.

Cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, niên đại thế kỷ 12 - 14, được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2017

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 3.

Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini, niên đại đầu thế kỷ 12, được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2015

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 4.

Phù điêu thần Brahma, niên đại cuối thế kỷ 12, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2016

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 5.

Phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại đầu thế kỷ 12, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2020

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 6.

Phù điêu thần hộ pháp Mả Chùa, niên đại thế kỷ 12, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 7.

Cặp tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 12, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2024

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 8.

Còn lại 5 bảo vật quốc gia hiện lưu giữ ở các địa phương, gồm: cặp voi đá thành Đồ Bàn, niên đại nửa sau thế kỷ 12, nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn (nay là thành Hoàng Đế); hai tượng hộ pháp chùa Nhạn Sơn, niên đại thế kỷ 12 - 13, tại chùa Nhạn Sơn và tượng thần Shiva chùa Linh Sơn, niên đại thế kỷ 15, tại chùa Linh Sơn (TP.Quy Nhơn)

ẢNH: HẢI PHONG

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 9.

Theo ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định, 13 bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh này là những hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, hình thức độc đáo có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa, lịch sử liên quan đến văn hóa Champa trên vùng đất Bình Định. Đây không chỉ là tư liệu khoa học quan trọng đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo của dân tộc

ẢNH: HẢI PHONG


Trong kho tàng văn hóa Champa, Bình Định sở hữu nhiều đền tháp với kiến trúc nghệ thuật độc đáo và nhiều hiện vật quý. Đến nay, Bình Định có 13 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là di sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của cả nước và của tỉnh nhà, nguồn sử liệu quý đối với công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử, văn hóa Bình Định. Đề nghị Sở VH-TT tỉnh Bình Định chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu các hiện vật quý để xác định niên đại, giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật. Qua đó, lựa chọn các hiện vật tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chí để lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia.

Cận cảnh các bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định- Ảnh 10.Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.