Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố

Hoàng Sơn
Hoàng Sơn
24/03/2023 18:34 GMT+7

Triển lãm công bố lần đầu gần 100 châu bản triều Nguyễn là những sử liệu tín thực góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử.

Chiều 24.3, nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3), 5 năm Nhà trưng bày Hoàng Sa khánh thành (28.3), UBND H.Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới châu bản triều Nguyễn.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 1.

Triển lãm công bố lần đầu gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê là những sử liệu tín thực góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử

HOÀNG SƠN

Triển lãm công bố lần đầu gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua nhà Nguyễn phê. Triển lãm chia thành 3 phần, trong đó phần 1 có chủ đề Vịnh cảng vùng biển Đà Nẵng - Vị thế giao thương quan trọng thời Nguyễn; phần 2 là Hoạt động đảm bảo an ninh vùng biển Đà Nẵng – Quảng Nam thời Nguyễn; phần 3 Thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 2.

Gần 100 châu bản được triển lãm với 3 phần

HOÀNG SƠN

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND H.Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng), cho biết nhìn lại lịch sử, Đà Nẵng ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta.

Giữa thế kỷ 16, Đà Nẵng chỉ là vị trí tiền cảng trung chuyển hàng hóa nhưng sang thế kỷ 18 đã dần trở thành thương cảng. Sau khi vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho thương thuyền phương Tây vào cửa Hàn buôn bán thì Đà Nẵng trở thành thương cảng lớn, cửa ngõ giao thương, ngoại giao với các nước phương Tây và khu vực.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 3.

Triển lãm được tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa (đã hoạt động 5 năm qua) càng khiến sự kiện thêm ý nghĩa

HOÀNG SƠN

Là cửa biển "tối vi xung yếu", giữ vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế và quốc phòng, Đà Nẵng được các vua nhà Nguyễn sớm cho xây dựng hệ thống phòng thủ ở vùng ven biển với các thành đài, đồn kiên cố và trang bị vũ khí, súng pháo, đại bác để phòng bị.

Song song với việc xây dựng các công trình phòng ngự, triều Nguyễn thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra trên biển kết hợp thao diễn thủy quân, bảo vệ vận tải công, chống cướp biển, kiểm tra tàu nước ngoài ra vào hải phận và thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn trên vùng biển Hoàng Sa.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 4.

Các châu bản được in với những nét chữ rõ ràng

HOÀNG SƠN

Các vua nhà Nguyễn có tầm nhìn chiến lược đối với vùng biển nên đã tiếp nối truyền thống vươn khơi bám biển, vượt nhiều dặm hải lý gian nan để đến xứ Hoàng Sa. Tinh thần và ý chí của tiền nhân mãi là ngọn hải đăng soi sáng hải trình cho hậu thế.

"Người Việt đã phát hiện, chiếm hữu, quản lý Hoàng Sa qua nhiều thế kỷ. Đà Nẵng đang được giao nhiệm vụ quản lý quần đảo Hoàng Sa cũng là sự tiếp nối của lịch sử. Sau bao phen "biển động", những ứng xử của tiền nhân với biển vẫn được lưu lại trên những trang sử liệu châu bản. Triển lãm Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới châu bản triều Nguyễn góp phần tái hiện bức tranh chân thực về truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân", ông Đồng nhấn mạnh.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 5.

Triển lãm còn trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tư liệu về TP.Đà Nẵng và chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

HOÀNG SƠN

Bên cạnh gần 100 châu bản triều Nguyễn, triển lãm lần này cũng giới thiệu các hình ảnh, bản đồ về Hoàng Sa. Trong đó, có bản đồ huyện đảo Hoàng Sa mới nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam.

Triển lãm cũng giới thiệu các hình ảnh về một Đà Nẵng xinh đẹp, các hoạt động kinh tế biển sôi động, các hình ảnh vươn khơi bám biển Hoàng Sa của các ngư dân, các hình ảnh về hoạt động bảo vệ vùng biển của các lực lượng chức năng, cứu hộ trên biển; hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Triển lãm cũng dẫn một số bài báo liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó có tác phẩm được đăng trên Báo Thanh Niên.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 31.3.

Dưới đây là một số hình ảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn lẫn đầu tiên công bố liên quan đến vùng biển Đà Nẵng:

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 6.

Châu bản triều Nguyễn về Hoạt động đảm bảo an ninh vùng biển Đà Nẵng – Quảng Nam thời Nguyễn

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 7.

Vùng biển Đà Nẵng là nơi có nhiều tàu thuyền qua lại, từ thuyền vận tải công cho đến thuyền đánh cá, thuyền buôn các nước nên “bọn cướp biển cũng thừa cơ gây rối”. Vì vậy, triều đình Nguyễn thường xuyên cho thuyền tuần tra trên biển để ngăn chặn bọn hải tặc và giữ yên vùng biển

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 8.

Phần I của triển lãm Vịnh cảng vùng biển Đà Nẵng - Vị thế giao thương quan trọng thời Nguyễn

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 9.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 10.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 11.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 12.

Dưới triều Nguyễn, vùng biển Đà Nẵng có vai trò đặc biệt quan trọng vì “có vùng biển lớn, vừa rộng vừa sâu có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió”. Do đó, các thuyền vận tải công, thuyền tuần tra, thuyền đánh cá và thuyên buôn các nước thường vào cửa biển này trú ẩn khi qua hải phận gặp phải gió lớn

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 13.

Phần 3 của triển lãm là Thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 14.

Theo ghi chép trong nhiều bản đồ và thư tịch cổ thì quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sử liệu châu bản triều Nguyễn viết: “Xứ Hoàng Sa thuộc hải cương nước ta, hằng năm có lệ sai phái thuyền binh ra khảo sát để quen đường biển”. Thực tế, từ sớm các chúa Nguyễn đã quản lý và lập đội Hoàng Sa để phái đi khai thác sản vật ở quần đảo này

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 15.

Sau khi nối ngôi, vua Minh Mạng đẩy mạnh hoạt động quản lý trên quần đảo Hoàng Sa, sai phái binh dân ra khảo sát, đo vẽ bản đồ, cắm mốc đánh dấu những nơi đã tới, cứu hộ tàu thuyền gặp nạn khi qua hải phận...

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 16.

Triển lãm giới thiệu bản đồ quần đảo Hoàng Sa vừa được xuất bản

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 17.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 18.

Một số hình ảnh về chủ quyền biển đảo được giới thiệu tại triển lãm

HOÀNG SƠN

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 19.

Cận cảnh gần 100 châu bản triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng lần đầu công bố - Ảnh 20.

Tác phẩm Thổi lửa Hoàng Sa vào thế hệ trẻ đăng trên Báo Thanh Niên được giới thiệu tại triển lãm

HOÀNG SƠN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.