Cuộc chiến chưa có hồi kết. (Ảnh: pesleague)
Cộng đồng người hâm mộ
Nếu như FIFA có một cộng đồng người hâm mộ lớn ở châu Âu thì PES lại có số lượng người hâm mộ đông đảo rải đều khắp thế giới và rất đông ở châu Á.
Cộng đồng FIFA chủ yếu chơi trực tuyến trên các hệ máy tính để bàn (PC) hoặc console (Xbox One, PS4) điều này khiến việc giao lưu cũng như tổ chức các giải đấu lớn diễn ra rất dễ. Việc xin tài trợ cho một giải đấu offline dùng PC hoặc console là khá đơn giản cùng với giải thưởng lớn.
Ngược lại, PES có những cộng đồng rất khác nhau, chủ yếu là trên các hệ máy console của Sony. Cộng đồng này còn bị chia nhỏ thành 3 hệ máy PlayStation (PS) 2, PS3, PS4. Ngoài ra, những người chơi online chủ yếu dùng PC nhưng vấn đề bản quyền của PES cũng khắt khe hơn FIFA nên số lượng người chơi không được đông.
FIFA không chú trọng đến chân thuận, mọi cầu thủ đều sút tốt hai chân. (Ảnh: YXdown.com)
Lối chơi cơ bản
Lối chơi của FIFA khá thực dụng. Các cầu thủ trong FIFA thường không được đẹp về hình ảnh và hơi cứng về động tác, FIFA đã bù lại thiếu sót này bằng rất nhiều kỹ năng ảo diệu và phân cấp (tùy theo sao từ 1-5). FIFA cũng rất thành công với cơ chế vật lý khi tương tác với bóng. Tuy nhiên, điểm đáng tiếc là gameplay phụ thuộc quá nhiều vào thể hình và sức mạnh khiến cho các siêu sao nhỏ bé ngoài đời thực ít có đất dụng võ.
PES khá trau chuốt về đồ họa cũng như biểu hiện hành động của cầu thủ. Tuy nhiên, PES bị một điểm trừ rất đáng chê trong một số phiên bản gần đây khi mà sau mỗi năm thì gameplay lại thay đổi hoàn toàn. Điều này không những không làm hấp dẫn người chơi mà đã làm cho cộng đồng ngày càng rời rạc vì mất quá nhiều thời gian để làm quen với bản mới.
Hình ảnh trong PES chân thực hơn FIFA một chút. (Ảnh: pesleague)
Tính kế thừa
Như đã nói ở trên, điều gì cũng có hai mặt của nó. Nếu như FIFA có tính kế thừa xuyên suốt các phiên bản thì lại gặp phải lối chơi nhàm chán không có nhiều thay đổi. Trong khi PES thay đổi hàng năm thì lại gặp phải vấn đề khó thích nghi và thiếu sự ổn định.
Trong những năm gần đây, hai tựa game này đã tiến gần nhau hơn, học hỏi những điểm tốt của nhau và ngày càng chú trọng đến hình ảnh hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là gameplay, cả hai nhà phát hành dường như quên mất. Thiết nghĩ, nếu EA Sport và Konami muốn hai tựa game của mình trở lại hào quang trong các giải đấu eSport thì phải lắng nghe ý kiến người chơi hơn nữa, đầu tư công sức hơn nữa để tạo ra một trò chơi hoàn hảo chứ không phải chạy đua theo lợi nhuận như hiện nay.
Bình luận (0)