Một chủ đề được quan tâm đặc biệt là câu chuyện tác động từ cuộc xung đột này đến giá xăng dầu thế giới và Việt Nam. TS Đặng Quốc Hùng, từng làm việc tại IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tóm lược: Nga sản xuất 11,3 triệu thùng dầu mỗi ngày, đứng thứ ba trên thế giới. Nga xuất khẩu khoảng 7,8 triệu thùng/ngày, trong đó có khoảng 5 triệu thùng/ngày là dầu thô, đứng đầu thế giới. Nga cũng sản xuất 638 tỉ mét khối khí đốt/năm, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Giá xăng dự báo còn tăng và nhà nước cần giảm thuế để bảo vệ sức mua |
Chí Nhân |
Trước khi xung đột xảy ra, thị trường dầu và khí thế giới đã mất cân bằng vì mức cầu tăng từ đầu năm 2022 khi kinh tế bắt đầu hồi phục trong khi OPEC chậm trễ trong việc tăng sản xuất. Nếu các nước phương Tây trực tiếp cấm vận dầu khí Nga, thị trường thế giới sẽ giảm cung khoảng 5 triệu thùng/ngày từ Nga, tương đương khoảng 5% tổng cầu toàn thế giới như hiện nay. Khi đó, giá dầu có khả năng tăng lên 150 - 200 USD/thùng.
TS Hùng dự báo: Sự mất cân bằng cung cầu xăng dầu sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng đến một năm mới được thiết lập lại. Khi đó, do giá dầu cao nên các nước sản xuất dầu đẩy mạnh khai thác và cũng vì giá dầu cao nên kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu tiêu thụ giảm. Sau khoảng thời gian 1 năm cân bằng thị trường dầu sẽ lặp lại.
Theo ông Hùng, giá dầu tăng trên thị trường thế giới sẽ kéo giá nhiên liệu ở Việt Nam tăng, làm tăng chí phí sản xuất của DN và tiêu dùng của người dân.
Người dân TP.HCM đang cảm thấy áp lực giá cả các dịch vụ đè nặng lên cuộc sống hằng ngày |
Chí Nhân |
Đối với Việt Nam, nếu giá nhiên liệu tăng 10% thì GDP giảm 0,5% và lạm phát tăng 0,4%. “Nhà nước có thể làm được gì trước nguy cơ lạm phát? - Phải giảm giá xăng dầu bằng cách giảm thuế và phí. Cần cắt giảm thuế bảo vệ môi trường nhiều hơn nữa để bảo vệ sức mua của người tiêu dùng”, TS Hùng khuyến cáo.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS-TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS), nói: Về điều hành kinh tế vĩ mô dư địa về chính sách vĩ mô của Việt Nam không còn, về mặt tài khóa đã mở rộng quá lớn cho phòng chống Covid-19. Điều hành tiền tệ và tài khóa hiện nay phải theo hướng thận trọng và thu hẹp dần. Trong cách tính, nên tách những mặt hàng giá thế giới ảnh hưởng mà ta không kiểm soát được ra khỏi rổ điều hành để chúng ta biết sự tăng giá thực sự của hàng hóa trong nước là bao nhiêu. Nhà nước cần có chính sách tháo gỡ bớt những khó khăn cho người dân, nhất là tác động của giá nhiên liệu. “Giải pháp giá xăng dầu thì chỉ tập trung ở thuế và phí. Hiện nay giá xăng dầu cao quá thì mình phải rút bớt thuế, phí và trích sử dụng quỹ bình ổn ra để nó không tăng quá cao ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân”, TS Thành đề nghị.
Giá xăng lên sát mốc 30.000 đồng/lít, sinh viên “quay lưng” với xe máy |
Bình luận (0)