Tuy nhiên, những hình thức phạt nghiêm khắc như vậy nằm trong quan điểm chung về giáo dục thời đó là “thương cho roi cho vọt”. Khắc kỷ là nguyên tắc chung của các nền giáo dục cũ.
Với sự đi lên về văn minh của xã hội, nhân cách cá nhân ngày càng được tôn trọng, việc cha mẹ đánh con ngày càng hạn chế, không nói đến chuyện thầy cô giáo đánh học trò. Nếu so sánh, thì nỗi đau và sự nguy hiểm về thể xác đối với em học sinh (HS) ở Quảng Bình bị các bạn thay nhau tát có lẽ không lớn hơn những trường hợp xảy ra tương tự gần đây, như các vụ bảo mẫu đánh trẻ mẫu giáo. Nhưng sự nguy hiểm nằm ở chỗ, đây không còn là sự bùng nổ của một cơn giận dữ nữa, mà là một hành động răn đe nguy hiểm có tính toán.
tin liên quan
'Cái tát' vào bệnh thành tích: Không đua theo sẽ bị xem là cá biệt!Việc xử phạt được thực hiện một cách công khai và kiên quyết, không chỉ có 23 HS làm chứng, mà các em còn bị ép buộc tham gia. Có thể nói nó không khác gì một buổi đấu tố đầy bạo lực mà những người tham dự đều là trẻ thơ. Sợ rằng những cảnh tượng kinh hoàng hôm đó sẽ theo suốt cuộc đời các HS có mặt, tạo thành vết thương không sao hàn gắn được.
Đã có quá nhiều yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc cô giáo vì hành vi vi phạm quyền trẻ em. Nhưng liệu luật pháp hiện hành có thể xử lý tới mức nào? Hay cao nhất cũng chỉ là đuổi khỏi ngành. Không hiểu ngành giáo dục có thống kê tình trạng giáo viên bỏ ngành vì đồng lương thấp quá, vì công việc nặng nhọc quá, hay nếu không bỏ ngành thì cũng “chân trong, chân ngoài”?
Trong mọi trường hợp, việc xử lý cô giáo vi phạm, dù nghiêm khắc đến mấy cũng chỉ giải quyết vấn đề phần ngọn. Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng đáng báo động, nhất là tình trạng giáo viên hành hung HS - đó là trường hợp nguy hiểm nhất.
Đáng ngạc nhiên là việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc của giáo dục thời phong kiến, đã từng bước được loại khỏi nhà trường mới, nay quay lại ở một dạng mới mang tính bột phát, tuy đơn lẻ nhưng rất khó kiểm soát. Câu hỏi căn bản là do đâu? Điều gì đã gây ra những bức xúc trong giáo viên khiến họ đổ mọi bực dọc lên đầu HS, dưới những hình thức mà theo các tiêu chí của một xã hội hiện đại có thể coi là man rợ.
Ngành giáo dục cần kịp thời có những nghiên cứu thẳng thắn, trung thực và khoa học về tình trạng bạo lực học đường nói riêng và tình trạng vi phạm nhân cách của HS, sinh viên nói chung.
Cuối cùng thì không phải truyền đạt kiến thức mà giáo dục nhân văn mới là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng khốc liệt, sự tồn vong của dân tộc đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Cần giáo dục các thế hệ trẻ như thế nào? Một thế hệ nhân văn có ý thức, có chính kiến hay một thế hệ biết nghe lời, sẵn sàng làm cả những việc phi nhân bản?
Bình luận (0)