Cần ‘hiện đại hóa’ ngành gas

19/05/2015 07:50 GMT+7

Trước tình trạng nhiều người dân bức xúc vì sự hỗn loạn của thị trường gas VN, các chuyên gia trong ngành và đại diện cơ quan chức năng liên quan cho rằng cần phải quản lý ngành gas theo xu thế hiện đại.

Trước tình trạng nhiều người dân bức xúc vì sự hỗn loạn của thị trường gas VN, các chuyên gia trong ngành và đại diện cơ quan chức năng liên quan cho rằng cần phải quản lý ngành gas theo xu thế hiện đại.

“Hỗn loạn” thị trường gas
Nạn chiết nạp gas lậu vẫn tồn tại dai dẳng, nhiều vụ gian lận gas bị phanh phui nhưng vẫn không truy được thủ phạm, không xử lý được trách nhiệm cá nhân, đơn vị nào. Bên cạnh đó, tình trạng “loạn” khuyến mãi, tráo bình gas khiến người tiêu dùng (NTD) hoang mang.
Thực trạng đó cho thấy ngành gas VN đang tồn tại và bộc lộ quá nhiều hạn chế. Vì thế, xu hướng tất yếu của ngành gas cũng phải thay đổi, chuẩn hóa trong khâu bán lẻ gas và dịch vụ kèm theo xu hướng hiện đại, như các ngành bán lẻ điện thoại di động, thực phẩm… đã làm trong thời gian qua. Đại diện một công ty gas nhận xét: “Một xã hội phát triển, văn minh không thể chấp nhận một môi trường kinh doanh hỗn độn như ngành gas hiện nay được. Ngành gas phải thay đổi để đảm bảo quyền lợi của NTD, đó là xu thế tất yếu”.
Theo đại diện Công ty P., chỉ khi nào các doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ gas, kiểm soát từ đầu vào đến việc tự đưa hàng đến tận nhà NTD thì mới kiểm soát được giá cả cùng các dịch vụ kèm theo và NTD mới được đảm bảo các quyền lợi. “Cũng như Thái Lan, ngành gas VN cũng phải tổ chức lại, các DN tự tổ chức chuỗi cửa hàng phân phối”, vị này phân tích. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng ngành gas đang thời kỳ quá độ, nên về lâu dài phải quản lý hệ thống phân phối gas theo chuỗi mới có thể ổn định.
Khuyến khích phát triển chuỗi cửa hàng
Cũng theo ông Đông, hiện cơ quan quản lý đang quy hoạch lại ngành gas theo hướng hiện đại, chuẩn mực. Ông Đông đề xuất: “Cần khuyến khích DN xây dựng và quản lý theo chuỗi cửa hàng. Nếu không sẽ nảy sinh nhiều khó khăn khác”. Ông cho rằng hiện nay thị trường gas đang vận hành theo kiểu mua đứt bán đoạn. Nghĩa là sau khi hàng đã bán xong thì coi như không còn trách nhiệm gì nữa. Đến khi xảy ra sự cố thì không thể truy để quy trách nhiệm cho ai được. “Bộ ngành cần nghiên cứu mô hình quản lý gas các nước áp dụng cho VN chứ không thể hạ thấp tiêu chuẩn, gây khó khăn cho công tác quản lý”, ông Đông nói.
Trước đó, từ cuối năm 2013, Sở Công thương TP.HCM đã ban hành Công văn 290 nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, phân phối gas. Trong khi các DN gas còn nhiều ý kiến, thậm chí trái chiều, thì ông Đông khẳng định chủ trương của công văn là chính xác và sẽ tiếp tục thực hiện, nhằm hiện đại hóa ngành bán lẻ gas.
Một chuyên gia thị trường phân tích: “Chỉ cách đây mươi năm, chợ lẻ, quầy tạp hóa vẫn thống trị kênh phân phối bán lẻ nhưng hiện nay kênh phân phối hiện đại đa dạng, tiện lợi đang chiếm ưu thế, đẩy kênh phân phối truyền thống vào ngõ hẹp. Ngành gas cũng không ngoại lệ dù chuyển biến khá chậm so ngành khác”.
Cũng theo chuyên gia ngành gas, bên cạnh Nghị định 107 quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh gas thì đến nay nhiều DN cũng đã xây dựng thành công chuỗi cửa hàng riêng. Trong đó, có thể kể đến hệ thống cửa hàng thương hiệu Gas Bình Minh với gần trăm cửa hàng bán lẻ. Trong khi nhiều cửa hàng bán lẻ của tư nhân hoạt động không hiệu quả phải bán lại, hoạt động cầm chừng thì các DN lại đẩy mạnh việc mở chuỗi cửa hàng gas trực thuộc khá hiệu quả. NTD cũng sẽ hưởng lợi từ mô hình chuỗi cửa hàng gas này, nhất là các quyền lợi chính đáng được đảm bảo và dịch vụ kèm theo chuẩn mực hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.