Cần luật hóa đầy đủ thực tiễn hoạt động của báo chí

29/05/2015 05:27 GMT+7

Ngày 28.5, tại TP.HCM, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo luật Báo chí (thay thế luật Báo chí năm 1989 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Báo chí năm 1999), với sự tham dự của đại diện Sở Thông tin - Truyền thông cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí phía nam. Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ và Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Phạm Quốc Toàn chủ trì hội thảo.

Ngày 28.5, tại TP.HCM, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo luật Báo chí (thay thế luật Báo chí năm 1989 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Báo chí năm 1999), với sự tham dự của đại diện Sở Thông tin - Truyền thông cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí phía nam. Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ và Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Phạm Quốc Toàn chủ trì hội thảo.

Sau khi Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng giới thiệu về quan điểm, phương pháp xây dựng luật cùng nội dung của 6 chương, 58 điều của dự thảo luật Báo chí, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan, trong đó ghi nhận những nét mới trong các quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, về tổ chức báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, về hoạt động báo chí và các chính sách phát triển báo chí, hợp tác quốc tế về báo chí…

Một số vấn đề về thực tiễn hoạt động báo chí đã được các nhà báo đúc kết và kiến nghị việc tiếp tục bổ sung, làm rõ trong dự thảo luật (dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10.2015); trong đó có các vấn đề về quản lý các trang tin tổng hợp trên mạng internet; việc quy định trách nhiệm và biện pháp chế tài đối với các cơ quan, tổ chức cản trở, từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin chưa chính xác cho báo chí. Các ý kiến góp ý cũng tập trung vào việc giải thích từ ngữ liên quan đến hoạt động báo chí, tác phẩm báo chí, về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan báo chí, Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí, về nhà báo và việc cấp thẻ nhà báo, cải chính thông tin trên báo chí, về khen thưởng, thanh tra và xử lý vi phạm…

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng đóng góp ý kiến chi tiết về việc cần luật hóa đầy đủ các hoạt động thực tiễn của báo chí, không chỉ trong công tác nội dung mà còn là nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức hoạt động kinh tế báo chí, những hoạt động sau mặt báo (gây quỹ, lập chương trình vì cộng đồng, tổ chức sự kiện trong và ngoài nước…), vấn đề tổ chức, liên kết đào tạo, bồi dưỡng, quản trị nguồn nhân lực báo chí…

Đặc biệt, trong bối cảnh cần thiết phải quy hoạch hệ thống báo chí trong thời kỳ mới, cũng cần có quy định về việc giải thể hoặc cho phá sản các cơ quan báo chí hoạt động kinh tế báo chí không hiệu quả, ảnh hưởng không ít đến công tác nội dung và quản lý chất lượng phóng viên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.