|
"Tôi thấy, dự án này quá cần thiết. Quy mô của cảng hàng không như thế rất cần thiết cho sự phát triển trong tương lai trong điều kiện sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) quá tải. Có người nói, có 1.500 ha chưa sử dụng hết, nhưng TSN có thể mở thêm đường băng, nhưng không thể giải tỏa dân để mở đường, độ an toàn trên không của TSN cũng không đảm bảo. Không có sân bay nào nằm lọt thỏm giữa TP hàng chục triệu dân. HĐND TP.HCM cũng ra nghị quyết không mở rộng công suất của sân bay TSN. Có nghĩa, đến một lúc nào đó TSN sẽ quá tải", bà Ngân nói.
Theo bà Ngân, vấn đề đặt ra trong tình hình nợ công hiện nay thì vốn xây dựng sân bay lấy ở đâu. Tuy nhiên vấn đề là đến giai đoạn 2020 - 2030 mới khai thác dần chứ không phải thực hiện ngay.
"QH rất cần nghị quyết để minh bạch hiệu quả đầu tư, chi phí đầu tư sân bay, khái toán là cao so với các sân bay khu vực. Bộ GTVT chưa đưa ra con số cụ thể để nói cao hay thấp. Nếu không tính để QH so sánh, xem suất đầu tư chia cho hành khách, tiền đầu tư/m2 là bao nhiêu thì nếu không khéo lại thành sân bay đắt nhất hành tinh giống như con đường đắt nhất hành tinh. Đây là vấn đề quan trọng", bà Ngân nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đặt vấn đề: "Có những công trình khi đưa ra QH thảo luận thì không khí thảo luận không đồng thuận nhưng khi triển khai thành công và ngược lại. Ví dụ, dự án đường dây 500 kv bắc - nam thì QH không đồng tình lắm nhưng triển khai thì lại thành công. Thủy điện Sơn La thì 50-50 nhưng khi triển khai thì thành công hơn mong đợi cả về thời gian và hiệu quả. Nhưng cũng có những dự án thì kết quả dường như không như mong đợi: dầu khí Dung Quất, bauxite Tây nguyên. Có những dự án thì không rõ ưu hay khuyết nhiều hơn, ví dụ như đường Hồ Chí Minh. Đưa vốn vào đấy nhưng chôn vốn hơi lâu… Nói như vậy để thấy rằng quyết để chắc chắn rằng sẽ thành công là khó".
Theo ông Nghị, "về Long Thành, đúng là chúng ta cũng cần phải có một sân bay quốc tế tầm cỡ như vậy khi so sánh tương quan với những nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Nhưng cần cân nhắc ODA là phải trả lãi, huy động vốn PPP thì chưa có gì chắc chắn cả. Tờ trình hơi lãng mạn, hơi lạc quan, ví dụ nói sân bay ra đời thì xung quanh sẽ trở thành một đô thị sân bay thì lãng mạn quá. Mong muốn có một sân bay bằng các nước trong khu vực thì có thể đến thời điểm đó họ sẽ hơn, do vậy phải tính toán về mức độ cạnh tranh. Cần tính toán kỹ. Bài học bauxite Tây nguyên, hiệu quả kinh tế có vấn đề, giao thông chưa được tính đến".
“Thấy thái độ họ nhìn mình... tôi rất là buồn” Bất cứ người dân nào nghe thông tin 2 sân bay lớn nhất VN lọt vào top sân bay tệ đều buồn. Tôi nhớ lúc nhỏ, TSN là lớn nhất Đông Nam Á, hồi đó Thái Lan chưa có sân bay như bây giờ, nhưng sau mấy chục năm thì tệ nhất. Nhà ga xây mới đẹp nhưng đội ngũ phục vụ không tốt. Nhiều khi xuống máy bay đi vào khu vệ sinh thấy có người nước ngoài, thấy dân tộc mình bị tổn thương, thái độ họ nhìn mình... tôi thấy rất là buồn. Tại sao vậy? Hạ tầng sân bay Nội Bài mới không đến nỗi tệ. Khăn lau, chổi vứt lung tung, bẩn thỉu không thể tưởng tượng. Mà cán bộ hàng không lại không đi vào khu vệ sinh của hành khách nên có biết đâu. Tôi mấy lần đi máy bay hay góp ý vào sổ nhưng không có ai sửa. Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân |
Trường Sơn - Mạnh Quân - Tuyết Mai
>> Làm rõ hiệu quả, nguồn vốn xây dựng sân bay Long Thành
>> Dự án sân bay Long Thành để chậm sẽ lỡ cơ hội phát triển
>> Chính phủ đề xuất huy động 47.859 tỉ đồng vốn ODA xây dựng sân bay Long Thành
>> Quốc hội sẽ nghe báo cáo thẩm tra về dự án sân bay Long Thành
>> Dự án sân bay Long Thành cần thiết nhưng chưa cấp thiết
Bình luận (0)