Bước cản từ sự lệch pha trong đầu tư cao tốc ở hai miền Nam Bắc
Với vị trí đặc biệt về địa lý, vùng kinh tế trong điểm (KTTĐ) phía Nam bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT), hiện là một trong những đầu tàu kinh tế dẫn dắt mọi hoạt động giao thương, logistics và là nơi hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ nhờ sự hiện diện của hàng loạt các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các cảng biển trung chuyển hiện đại, cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép - nơi tiếp nhận tới 50% tổng lượng hàng hóa của cả nước. Đặc biệt là từ khi có chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế mới đặt tại huyện Long Thành - Đồng Nai, nhiều tuyến đường huyết mạch chạy dọc từ TP.HCM - Đồng Nai - BRVT và các tỉnh thành lân cận đã được triển khai. Trong số đó, quan trọng nhất là nút giao Quốc lộ 51 và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây-tuyến cao tốc xương sống trong việc kết nối các vùng kinh tế miền Nam.
|
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì vẫn có sự lệch pha trong chủ trương đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giữa 2 miền Nam - Bắc. Xét tổng thể, chỉ tính riêng Hà Nội, đã có 5 tuyến cao tốc nối thẳng hình nan quạt tạo thành mạch máu với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đã đi vào khai thác. Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả sinh lời kinh tế theo nghiên cứu VITRANSS 2 do JICA phối hợp với Bộ GTVT thực hiện, nhiều tuyến cao tốc phía Bắc được đánh giá là suất sinh lời kinh tế thuộc dạng thấp nhất trong hệ thống cao tốc cả nước, như Thái Nguyên - Chợ Mới (5,8%), Hòa Lạc - Hòa Bình (7,3%).
Ngược lại ở phía Nam, nhiều tuyến cao tốc dù được đánh giá có suất sinh lời kinh tế thuộc dạng cao nhất cả nước những chưa được đầu tư đúng mức như: Biên Hòa - Vũng Tàu (24,4%), Long Thành - Nhơn Trạch - Bến Lức (15,9%), đường Vành đai 3 TP.HCM (13,7%). Đến thời điểm này chỉ có tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sắp triển khai.
Nhiều chuyên gia nhận thấy trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch này, khu vực phía Bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm gần 2/3, còn lại là khu vực phía Nam và miền Trung, Tây nguyên. Đây cũng là thực trạng chung “lệch pha” trong đầu tư cao tốc hiện nay.
Cần một lực đẩy cho nền kinh tế bứt phá cùng sân bay quốc tế mới
Về đường bộ, vào tháng 3.2021, theo Bộ GT-VT, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là đơn vị được giao nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2022. Cao tốc TP.HCM - LT - DG rút ngắn cự ly và thời gian đi lại giữa TP.HCM và Dầu Giây từ 3 giờ xuống còn 1 giờ, hay từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5 giờ, nhanh hơn trước đây 1 giờ. Liền với đó, Quốc lộ 51: từ Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 73,6 km, cũng cần hoàn thiện mở rộng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I, quy mô 6 làn xe. Ngoài việc giảm tải ùn tắc thì chủ trương này cũng phù hợp với kế hoạch đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.
Các dự án như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (dự kiến hoàn thành vào năm 2022), Dầu Giây - Liên Khương cũng đã được Chính phủ chú trọng triển khai, dần hoàn thiện cao tốc Bắc Nam. Khi đó, trung tâm Long Thành cũng được hưởng lợi vì kết nối với các thành phố lớn có tiềm năng mạnh về du lịch như Phan Thiết, Đà Lạt…
Về đường biển, cầu Phước An kết nối Khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 8.2020. Nhóm cảng biển số 5 theo quy hoạch sẽ hình thành ba cụm cảng chính, trong đó, khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải được chú trọng phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế, đồng thời là động lực phát triển kinh tế cho cả khu vực.
Về đường không, đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Đầu năm 2021, đã khởi công gói thầu đầu tiên của dự án về rà phá bom mìn. Hiện tiến hành gói thầu xây dựng hàng rào, san lấp mặt bằng và các hạng mục khác, cố gắng hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2025.
|
Đánh giá được vị trí tiềm năng của trung tâm Long Thành sẽ là nơi giao thương hàng hóa sôi động, trung tâm kinh tế trọng điểm chỉ đứng thứ 2 sau TP.HCM, Tây Hồ Group đã phát triển dự án iD Junction nằm ngay vị trí vàng là thế kiềng 3 chân vững chắc cho logistics gồm sân bay quốc tế Long Thành, Cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải và nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quốc lộ 51, mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và quốc tế.
|
Bình luận (0)