Cần phát huy giá trị di sản của châu bản triều Nguyễn

23/11/2014 05:00 GMT+7

Đó là nhận định của nhiều nhà quản lý và nghiên cứu tại tọa đàm “ Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức ngày 22.11 tại TP.Huế.

Triển lãm “Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương” trưng bày tại trường lang Tử Cấm Thành (Đại nội Huế)
Triển lãm “Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương” trưng bày tại trường lang Tử Cấm Thành (Đại nội Huế) - Ảnh: Tuyết Khoa

Để xác định một bức chân dung đa diện của châu bản triều Nguyễn thì đến nay vẫn còn nhiều chuyện rất đáng bàn. Trên thực tế nhiều năm qua, công tác nghiên cứu, tham khảo nguồn tài liệu quý giá này vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu này rất kén độc giả; chỉ có một số nhà nghiên cứu có thể khai thác trực tiếp tài liệu vì chưa có bản dịch tiếng Việt; châu bản hiện còn là độc bản, tiếp cận khó khăn...

Theo ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, đa số các công trình nghiên cứu chỉ mới dừng ở hình thức chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu về nội dung. Nhiều nội dung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... trong châu bản vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính được hình thành trong quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 -1945) do hoàng đế ban hành. Đây là bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo VN.

Tuyết Khoa

>> Giới thiệu châu bản triều Nguyễn với du khách
>> Trưng bày châu bản triều Nguyễn liên quan đến biển đảo ở Quảng Nam
>> UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn
>> Di sản thế giới - Hồ sơ châu bản triều Nguyễn: Bằng chứng chủ quyền biển đảo
>> Triển lãm bút phê của các Hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn
>> Hiến tặng châu bản triều Nguyễn về Hoàng Sa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.