Chấn chỉnh
Tôi thấy báo chí năm nào cũng phản ánh chuyện này, rồi Bộ GD-ĐT cũng hứa chấn chỉnh, xong đâu lại vào đó… Chẳng lẽ Bộ GD-ĐT cũng mắc căn bệnh "bất lực". Hài không chịu nổi. Thu Hiền (thuhientn2006@yahoo.com)
Tránh cào bằng
Theo tôi, quy chế cào bằng bằng cấp như hiện nay rất vô lý. Sinh viên yếu học ở trường không tiếng tăm cũng giống như sinh viên giỏi học ở các trường danh tiếng, miễn sao có bằng là được. Khi đã vào cơ quan nhà nước rồi tất cả đều giống nhau, ai biết vận dụng cơ hội thì thăng tiến, có thể ngồi chơi xơi nước vẫn nhận lương, lên lương đều đều. Ái Nhi (nguyenainhiqn@yahoo.com.vn)
Kinh doanh giáo dục
PGS-TS Bùi Anh Tuấn nói “Đào tạo liên thông chính quy chỉ dành cho những người có năng lực thực sự” là đúng, nhưng thiết nghĩ người có năng lực thực sự có cần phải học liên thông lên đại học hay không. Hay những cơ sở đào tạo, các trường ĐH muốn lợi dụng nó để kinh doanh giáo dục. Chẳng trách sao mà giáo dục Việt Nam ngày càng nhiều tai tiếng, nguồn nhân lực đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội, phải đào tạo lại. Minh Hải (nguyenminhai343@yahoo.com)
Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT
Tôi cho rằng trách nhiệm của việc biến tướng này là của Bộ GD-ĐT. Tại sao bộ không xác định rõ quan điểm ai có khả năng thì học đại học, ai không có khả năng thì đi học nghề. ĐH hay nghề cũng đều rất cần cho xã hội, việc gì phải cố gắng tạo cho các em sự ảo vọng rằng học nghề cũng lên được ĐH. Chính vì tư tưởng này mà xã hội Việt Nam ai cũng muốn có tấm bằng đại học mà chẳng cần biết mình có khả năng làm được hay không. Thanh Long (thanhlongtran@gmail.com)
Ban CTBĐ (tổng hợp)
>> Bộ GD-ĐT chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết
>> Bộ GD-ĐT "mừng vì điểm thi các môn khối C tăng
>> Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Kiểm tra ngay nếu có nghi ngờ
>> Đề thi, đáp án các môn thi CĐ của Bộ GD-ĐT
Bình luận (0)