Trước đó, ngày 26.12, bệnh nhi N.M.T được Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 với chẩn đoán đa chấn thương do pháo nổ.
Theo thông tin từ gia đình, ngày 25.12, T. và 3 người bạn gần nhà đặt mua nguyên liệu trên mạng rồi cùng chế tạo pháo. Hậu quả, pháo nổ khiến 2 em trong nhóm tử vong, 1 em đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, còn T. thì được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bệnh nhi 12 tuổi bị đa chấn thương khi tự chế pháo |
D.T |
Sau khi được Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận, T. đã được các bác sĩ tầm soát các thương tổn, phẫu thuật cắt lọc vết thương, lấy dị vật, khâu vết thương và điều trị bỏng mắt. Bệnh nhi được điều trị tích cực, hiện đã tạm qua cơn nguy kịch, tình trạng dần ổn định.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã tiếp nhận một số trẻ em bị tai nạn tương tự. Trong đó có một thiếu niên nam 15 tuổi (ngụ Bình Thuận) bị tai nạn trong lúc tự chế pháo. Bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khi đã vĩnh viễn mất đi 3 ngón tay (ngón 2, 3, 4) ở bàn tay phải, kèm vết thương rất nặng ở lòng bàn tay. Trường hợp khác 14 tuổi (ngụ Bình Phước) đã bỏ lưu huỳnh vào máy xay sinh tố khiến máy bị cháy và làm em bỏng nặng. Tuy các em được cứu chữa nhưng đều để lại di chứng suốt đời.
Gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn nữa, tăng cường giáo dục, tuyên truyền để các em nhận thức được hành vi tự chế pháo trước hết là vi phạm pháp luật, sau đó và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân các em cũng như những người xung quanh.
Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, đặc điểm chung của các vụ tự chế pháo là các em muốn khám phá, tự tìm mua nguyên liệu trên mạng xã hội rồi làm theo các video hướng dẫn trên mạng để thực hiện.
Từ những sự cố thương tâm liên quan đến pháo tự chế, đặc biệt khi mùa tết đang cận kề, bác sĩ Nguyễn Hiền (khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2) lưu ý gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn nữa, tăng cường giáo dục, tuyên truyền để các em nhận thức được hành vi tự chế pháo trước hết là vi phạm pháp luật, sau đó và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân các em cũng như những người xung quanh, chưa kể có thể gây hỏa hoạn.
Cẩn trọng với phỏng cồn
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng vừa đưa ra khuyến cáo, gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trẻ bị phỏng cồn với tình trạng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Hưng (Bệnh viện Nhi đồng 1), phỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 18 - 36 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, hóa chất, dòng điện hay bức xạ gây ra những tổn thương ở da. Trong nhiều trường hợp nặng có thể gây ra rối loạn huyết động, nhiễm trùng vết phỏng, giảm nuôi dưỡng vùng cơ thể bị phỏng...
Điều trị phỏng đòi hỏi nhiều công sức, tốn kém và có thể để lại di chứng nặng nề về thẩm mỹ và chức năng. Trong đó, phỏng cồn là loại phỏng rất nguy hiểm bởi dễ bắt cháy và lây lan ra các vật liệu khác. Đồng thời, lửa cồn màu xanh rất khó nhìn thấy khi lửa nhỏ khiến nhiều người không để ý vô tình tiếp thêm cồn dẫn đến lửa bùng lên và gây ra tai nạn. Phỏng cồn thường gây phỏng ở mặt, thân trước, tứ chi hoặc thậm chí phỏng đường hô hấp.
Những ngày cận kề tết và dịp lễ tết, các gia đình thường tổ chức tiệc tùng, sử dụng cồn, các loại chất đốt để nấu lẩu, nấu thức ăn trên bàn tiệc. Vì vậy, mọi người cần vô cùng cẩn thận, tránh để bị bỏng do lửa, cồn, nước sôi, thậm chí là điện gây ra.
Bình luận (0)