Đến tháng 2-2009 tôi mới biết căn nhà trên là do cha mẹ ông An để lại và nội bộ gia đình ông An đã có tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà này. Vừa qua, tôi đã gặp ông An để bàn bạc nhưng hai bên không thống nhất được hướng giải quyết. Xin hỏi Luật sư tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trần Văn Quảng (Dương Quảng Hàm, P.6, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
TRẢ LỜI: Theo như ông đã trình bày thì việc mua bán nhà giữa ông và ông An chỉ thực hiện bằng giấy tay với nhau; tại thời điểm mua bán, nhà đang bị tranh chấp; ông An không phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà. Căn cứ theo quy định tại điều 91 Luật nhà ở năm 2005, trong các giao dịch về mua bán nhà thì nhà ở đó phải “Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật” và “Không có tranh chấp về quyền sở hữu”. Mặt khác, theo điều 450, Bộ luật dân sự thì “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực”.
Từ các quy định trên cho thấy việc giao kết mua bán nhà giữa hai bên đã không tuân thủ về hình thức giao dịch dân sự và vi phạm các điều kiện mua bán nhà ở. Do đó giao dịch này bị vô hiệu. Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được về cách giải quyết vụ việc, ông có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo luật định.
LS Đoàn Trí Phồn
(Đoàn Luật sư TP.HCM)
Bình luận (0)