Vào thời Lê Trung hưng, vua Lê Chiêu Thống và chúa Trịnh Bồng xảy ra xung khắc. Chúa Trịnh Bồng đã cử Đô đốc Tổng trấn (tước Quận công) Lê Trung Nghĩa chỉ huy lực lượng Thanh Hóa chặn đánh.
Người dân H.Đông Sơn năm đó (1786) xin lập sinh từ để thờ cúng Lê Trung Nghĩa làm Tổng trấn Thanh Hoa khi ông mất.
Do không có gia đình (ông xuất thân từ một người lính cấm vệ rồi trở thành hoạn quan nên trước đó ông đã tự xuất tiền mua ruộng của chín làng quanh vùng Đông Sơn, Thanh Hóa rồi cho dân cày cấy để tích tiền lo chuyện thờ cúng sau này. Ngày nay, vào ngày mất của ông, dân 9 làng quanh P.An Hoạch (TP.Thanh Hóa) vẫn làm giỗ để tưởng nhớ ông.
|
|
Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia bởi tính chất độc đáo của khu lăng mộ với những công trình nghệ thuật điêu khắc hoàn toàn bằng đá của làng Nhồi nổi tiếng như những chiếc ngai, hai hàng tượng gồm 2 voi, 2 chó và 10 quan văn võ đứng chỉnh tề, tay cầm gươm, các bệ đã khắc hình rồng.
Đặc biệt, tại đây có 4 văn bia, mỗi tấm cao 2 m, rộng 1,2 m,dày 0,25 m đặt trên một nền đất phía sau. Một trong bốn tấm bia này hiện đã bị nghiêng khoảng 15 độ và rất dễ bị đổ nếu không sớm có biện pháp khắc phục. Đây là những tấm bia do Lê Quý Thuần, con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn soạn thảo. Đây là những tác phẩm cuối cùng bằng đá có kích thước lớn như vậy của thời Lê Trung hưng còn giữ được đến bây giờ.
Mong rằng ngành văn hóa thể thao và du lịch nên sớm có kế hoạch tôn tạo một công trình nghệ thuật của các nghệ nhân thời xưa, rất đáng trân trọng và quý giá. Ngoài việc dựng lại tấm bia lớn đã nghiêng nói trên thì cũng nên quây tường xung quanh khu di tích và phục dựng lại ngôi đền để du khách khi đến làng Nhồi có dịp nghiên cứu và chiêm ngưỡng.
Quốc Bảo
>> Tôn tạo lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh
>> Xếp hạng di tích cấp tỉnh cho phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương
>> Người tự xây lăng mộ ướp xác mình
>> Theo dấu tích vương triều Tây Sơn - Kỳ 5: Ẩn số lăng mộ vua Quang Trung
Bình luận (0)