• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Cần xác định hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp là chống người thi hành công vụ

13/06/2012 03:50 GMT+7

Ngày 12.6, tại TP.HCM, Hội Nhà báo VN tổ chức buổi tọa đàm: “Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo”, với sự tham dự của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Viện KSND, luật sư, ban biên tập, phóng viên các báo của T.Ư và địa phương.

Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Quốc Toàn, Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN cho biết trong 5 năm trở lại đây, cả nước có gần 40 vụ nhà báo bị hành hung khi tác nghiệp. Nguyên nhân sâu xa là do luật pháp chưa có những quy định, chế tài cụ thể để bảo vệ nhà báo. 

Tiến sĩ Lê Thành Dương, Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP.HCM, cho rằng đại bộ phận xã hội vẫn xem trọng các nhà báo. Việc hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp chỉ là của một nhóm nhỏ lợi ích bị xâm phạm, sợ những việc làm sai trái của họ bị báo chí phanh phui. Báo chí VN được xác định là báo chí Nhà nước, nên người làm báo mặc nhiên là người thực hiện chức năng nhà nước. Vì thế, theo tiến sĩ Dương nên bổ sung, sửa đổi luật xem hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp là chống người thi hành công vụ (hiện nay những vụ hành hung nhà báo bị xem là cố ý gây thương tích).

Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng cần có “Ủy ban bảo vệ quyền hành nghề, quyền lợi hợp pháp của nhà báo” và cơ chế bảo vệ nhà báo để khi nhà báo bị xâm phạm thân thể, danh dự... thì tổ chức này có thể can thiệp.

Lê Nga

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.