• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Càng cãi nhiều, càng yêu nhau?

05/11/2015 03:03 GMT+7

Tại sao lại không thể, bởi tranh cãi đôi khi chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của cả hai đang khá bền vững và nồng nàn. Tuy nhiên, bạn có chắc mình đã biết “nghệ thuật” cãi nhau?

Bài: Song Uyển

 

Trong tình yêu, bên cạnh những lúc bạn cảm thấy yêu chàng đến nỗi không thốt nên lời, hẳn có đôi khi lại thấy đáng ghét và chẳng muốn nhìn mặt nhau. Chuyện yêu và ghét song hành là điều hết sức bình thường, bởi thủ phạm không “ai” khác chính là não bộ, nơi kích hoạt cảm giác ủy mị và phát sinh những cơn giận dữ không ngừng.

 

o-COUPLE-ARGUING-facebook

 

Vì vậy, không có gì khó hiểu khi ngay cả các đôi hạnh phúc nhất cũng không tránh được chuyện tranh cãi. Còn thoải mái thể hiện những cảm giác tiêu cực không chút ngại ngần, nghĩa là còn thương nhau. Tuy nhiên, chuyện gì cũng có giới hạn, biết dùng đúng cách, dừng đúng lúc, mới là liều thuốc tuyệt vời cho trái tim.

 

Dùng tai, chớ dùng miệng

Nếu tự thấy mình đang “nhai đi nhai lại” một vấn đề, tốt nhất bạn nên cố gắng “nhấn nút” tạm ngừng trong giây lát. Thực tế, những đôi không hòa thuận có khuynh hướng lặp lại lời nói vì cảm thấy đối phương không lắng nghe mình. Cách làm này không mang lại hiệu quả, bởi thay vì bình tĩnh cùng nói chuyện thẳng thắn, họ lại không ngừng cạnh khóe nhau.

 

Dừng ngay chỉ trích

Thông thường khi vợ chồng cãi nhau, cả hai bên rất mạnh miệng và to tiếng để lấn áp người kia. Vấn đề ở chỗ: Một khi thốt lên những lời cay cú, xúc phạm, lòng tự ái của cả hai hẳn nhiên bị tổn thương và chắc chắn rằng không gì có thể hàn gắn sau đó.

 

bigstock-Bickering-Couple-51941797

 

Theo nghiên cứu của Đại học Chicago, Mỹ, não bộ có khả năng lưu ý và chú trọng vấn đề tiêu cực hơn tích cực, khiến con người phản ứng nhay nhạy hơn trước những tin tức xấu hay chuyện không vui. Đó là nguyên nhân bạn cần giảm tối đa tác động tiêu cực của lời nói. Cần nhớ rằng mục đích của tranh luận không phải là khiến cho đôi bên khó chịu, ngược lại phải cùng nhau giải quyết rắc rối.

Vì vậy, dừng ngay kiểu chỉ trích “Anh lười quá đi”. Tốt hơn bạn nên nói cho chàng biết cảm giác của mình trước hành động của chàng, chẳng hạn như: “Nhiều lúc em thấy mệt vì cứ phải sắp đặt mọi thứ đâu vào đó cho hai đứa, anh giúp em nhé”. Một chút trách móc ngọt ngào, khéo léo và tế nhị, rõ ràng vẫn hơn!

 

Chấp gì thắng thua

Kết thúc cuộc tranh cãi, không hề có kết quả thắng, thua khi một trong hai lui vào phòng ngủ và chôn chặt cảm giác tổn thương sâu sắc. Chúng ta thường cố gắng xác định xem ai đúng ai sai và quên mất việc cần tìm ra cách xử lý rắc rối. Mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng và thành công hơn khi không bên nào thấy mình bị buộc phải tuyên bố: Thấy chưa, anh/em đúng mà!.

 

Arguing-couple

 

Với những đôi mới bắt đầu chung sống, nên tìm hiểu một số điểm đồng thuận giữa hai bên. Tiếp theo, bạn nên tập trung tìm ra giải pháp hòa bình. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Em biết anh khó chịu, nhưng thay vì im lặng, mình hãy tìm cách giải quyết chuyện này sao cho ai cũng thấy thoải mái nha”. Với cách đó, hiểu lầm lẫn chuyện phản kháng như trẻ con sẽ không khiến bạn đau đầu nữa.

 

Đừng quên “hai là một”

Bạn có biết nếu có thể bộc lộ những cảm xúc tích cực trong lúc cãi nhau, mối quan hệ giữa cả hai sẽ tốt đẹp hơn trong khoảng 2-3 năm sau đó. Khi các đôi có những cử chỉ gần gũi, thân mật trong lúc giao tiếp hay nói gì đó hài hước giữa lúc cơn giận lên đến đỉnh điểm, tác động của lời nói khó chịu, cộc cằn sẽ giảm đi đáng kể. Những tương tác tích cực chứng tỏ cả hai vẫn yêu nhau và trân trọng mối quan hệ này ngay tại thời điểm tồi tệ nhất.

 

1212

 

Theo nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, Mỹ, các đôi trêu chọc nhau nhẹ nhàng trong thời gian xung đột sẽ thấy yêu nhau hơn khi cơn bất đồng. Thử gọi nhau bằng những biệt danh khôi hài dành nửa kia. Bạn chỉ cần tránh những câu nói có thể tổn thương đến lòng tự trọng như nhận xét tiêu cực về trí óc, chuyện vệ sinh cá nhân hay hành động không bình thường khi ngủ.

Đừng quên điều bí ẩn tuyệt vời sau: Bạn vẫn yêu chàng tha thiết ngay cả khi có đôi lúc chàng khiến bạn bực đến phát điên. Cố gắng ghi nhớ điều này vì sau những giờ phút bất bồng, cả hai vẫn luôn bên nhau nồng đượm đấy thôi.

 

Câu nói làm tình yêu tan vỡ

Khi tranh cãi, bạn nên “cạch mặt” những câu nói có thể giết chết tình yêu dưới đây:

 “Anh luôn luôn”

Cuộc trò chuyện sẽ không bao giờ như ý bạn muốn nếu bạn hoặc anh ấy dùng những từ đổ lỗi cho nhau. Những từ này còn làm anh ấy phản ứng gay gắt hơn và đề phòng trước bạn. Không chỉ chẳng đạt được điều bạn muốn, hai bạn còn trải qua cả buổi tối vô ích để tranh luận ai đúng, ai sai.

Để tránh công kích anh ấy, bạn nên mở đầu câu chuyện bằng từ “Em”. Ví dụ như “Em cảm thấy mình luôn là người muốn gặp nhau trước, nếu anh cũng chủ động muốn mình gặp nhau thường hơn, em sẽ rất vui”. Bạn nên nói rõ mong muốn của mình hơn là chỉ ra và nhìn chằm chằm vào thiếu sót của anh ấy. Cách xư xử khôn ngoan này sẽ tạo cho bạn cơ hội xoay chuyển tình thế theo ý mình một cách hòa bình.

“Em không tin anh”

Tỏ thái độ hoài nghi và những câu hỏi chất vấn anh ấy có thể làm chàng “khai” ra sự thật. Tuy nhiên, bạn có chắc chắn là anh ấy nói thật đến mức nào nếu đang cố tình che giấu? Không chỉ vậy, nếu bạn nghĩ anh ấy nói dối, trong thời gian dài suy nghĩ đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực khiến anh ấy làm điều đó thật.

Có một cách nói hiệu quả hơn là cứ hoài nghi anh ấy. Câu nói “Em không tin anh” luôn đem lại cho bạn kết quả không mong muốn, vì bất cứ chàng trai nào cũng sẽ nổi đóa bừng bừng khi nghe câu này. Bạn có thể nói một câu khác tương tự nhưng tích cực và hiệu quả hơn: “Em vẫn không hiểu được lời anh nói. Dường như anh còn điều gì giấu em phải không?”.

“Em muốn chia tay”

Vào lần đầu tiên bạn “muốn chia tay”, chàng sẽ phát hoảng thật sự nếu còn yêu bạn say đắm. Tuy nhiên, nếu cứ lạm dụng câu nói này để anh ấy quan tâm mình nhiều hơn, bạn đang phạm một sai lầm lớn đó là làm cho tình yêu tan vỡ thật sự.

Khi giận dữ thốt ra câu nói: “Em muốn chia tay”, mục đích chính của hầu hết phụ nữ là muốn hù dọa người yêu. Tuy nhiên, với đầu óc logic và thiên về thông tin, nam giới lại nghĩ rằng: Đã quá rõ ràng, cô ấy muốn chia tay. Chẳng anh chàng nào lại muốn tiếp tục mối quan hệ với cô nàng đã muốn quay lưng với mình. Nếu không muốn tình yêu tan vỡ chỉ vì lời hăm dọa thiếu suy nghĩ này, lần tới trước khi bảo “Em muốn chia tay”, bạn nên suy nghĩ thật kỹ.

 

 

Top
Top