Sau trận hòa nhà vô địch V-League B.Bình Dương 1-1, ông thầy người Nhật tự tin nói rằng sẽ dẫn dắt U.23 Việt Nam vào tốp 8 đội mạnh nhất ở vòng chung kết U.23 châu Á 2016.
Vẻ mặt đầy âu lo của HLV Toshiya Miura - Ảnh: Bạch Dương
|
Mặc dù VFF chỉ đưa ra chỉ tiêu một trận thắng cho HLV Miura, đồng nghĩa với… bị loại nhưng với riêng ông thì điều này chắc chắn không bao giờ bảo đảm giữ lại chiếc ghế HLV trưởng các đội tuyển Việt Nam.
Chính vì ông thầy người Nhật nhìn nhận nếu không có thành tích ở vòng chung kết U.23 châu Á, ông sẽ phải chia tay bóng đá Việt Nam nên lần đầu tiên sau gần hai năm, ông mới mạnh dạn nhận chỉ tiêu cao hơn mức VFF đưa ra.
Nhớ hai lần dự AFF Cup 2014 và SEA Games 28, ông Miura rất khôn ngoan tự nhận chỉ tiêu mà bất cứ nhà chuyên môn nào trong nước cũng đều thất quá bình thường là vào bán kết. Nó không đem lại chút mới mẻ nào cho các đội tuyển Việt Nam bởi gần như các học trò của ông sau nhiều mùa đá giải Đông Nam Á vào tốp 4 đội mạnh nhất là đương nhiên và thực tế họ đã dễ dàng làm được.
Cái sự giẫm chân tại chỗ đấy là một bước thụt lùi chứ không phải hoàn thành nhiệm vụ như VFF và ông Miura rao giảng.
Thế nhưng ở lần đá giải vòng chung kết U.23 châu Á này, ông Miura đã không còn đường lùi nữa rồi.
Ai cũng thấy rằng đây là một cách bạc cuối được ăn cả ngả về không của ông Miura theo kiểu… hên xui. Bởi chẳng may đội tuyển U.23 Việt Nam không thể đứng nhì bảng khi đối diện với các đối thủ mạnh như U.23 Úc, U.23 Jordan và U.23 UAE thì việc ông phải ra đi không có gì bàn cãi.
Ngược lại, nếu ông Miura may mắn đưa các học trò vào đến tứ kết, chắc chắn sẽ làm VFF đau đầu và khó xử giữa việc bỏ thì thương, vương thì tội.
Chính vì ông thầy người Nhật nhìn nhận nếu không có thành tích ở vòng chung kết U.23 châu Á, ông sẽ phải chia tay bóng đá Việt Nam nên lần đầu tiên sau gần hai năm, ông mới mạnh dạn nhận chỉ tiêu cao hơn mức VFF đưa ra.
Nhớ hai lần dự AFF Cup 2014 và SEA Games 28, ông Miura rất khôn ngoan tự nhận chỉ tiêu mà bất cứ nhà chuyên môn nào trong nước cũng đều thất quá bình thường là vào bán kết. Nó không đem lại chút mới mẻ nào cho các đội tuyển Việt Nam bởi gần như các học trò của ông sau nhiều mùa đá giải Đông Nam Á vào tốp 4 đội mạnh nhất là đương nhiên và thực tế họ đã dễ dàng làm được.
Cái sự giẫm chân tại chỗ đấy là một bước thụt lùi chứ không phải hoàn thành nhiệm vụ như VFF và ông Miura rao giảng.
Thế nhưng ở lần đá giải vòng chung kết U.23 châu Á này, ông Miura đã không còn đường lùi nữa rồi.
Ai cũng thấy rằng đây là một cách bạc cuối được ăn cả ngả về không của ông Miura theo kiểu… hên xui. Bởi chẳng may đội tuyển U.23 Việt Nam không thể đứng nhì bảng khi đối diện với các đối thủ mạnh như U.23 Úc, U.23 Jordan và U.23 UAE thì việc ông phải ra đi không có gì bàn cãi.
Ngược lại, nếu ông Miura may mắn đưa các học trò vào đến tứ kết, chắc chắn sẽ làm VFF đau đầu và khó xử giữa việc bỏ thì thương, vương thì tội.
Người yêu bóng đá giơ băng-rôn đòi hỏi HLV Miura xây dựng lối chơi kỹ thuật cho các đội tuyển Việt Nam, đồng thời ủng hộ bầu Đức - Ảnh: Bạch Dương
|
Nhiều người yêu bóng đá giơ băng-rôn đòi hỏi HLV Miura xây dựng lối chơi kỹ thuật cho các đội tuyển Việt Nam, đồng thời ủng hộ… bầu Đức như những gì ông nói là hãy sa thải Miura đi.
Điều này chưa từng xảy ra với các đời thầy ngoại trước đây dù người yêu bóng đá có mất lòng tin cỡ nào thì họ cũng âm thầm chịu đựng hoặc chỉ bày tỏ thái độ hờn dỗi mà không đến nỗi tức giận như thế.
Vấn đề còn lại của HLV Miura trong sự phản ứng của một đại diện VFF lẫn giới hâm mộ thì khả năng ông giúp đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á có điều gì đó rất… mơ hồ.
Cái khó của ông Miura bộc lộ khá rõ ràng sau 3 trận giao hữu với các đối thủ nghiệp dư của Nhật và một đội J.League 2 cùng trận hòa B. Bình Dương mới đây không chỉ đến từ những át chủ bài còn chấn thương.
Nỗi lo đấy dưới mắt các nhà chuyên môn chính là việc ông Miura chưa thể định dạng lối chơi cho học trò, với cách xào xáo đội hình không ổn định, nay kiểu này, mai kiểu khác.
Cho nên canh bạc cuối của ông Miura với bóng đá Việt Nam ai cũng thấy ít may nhiều rủi.
Bình luận (0)