Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dẫn đến việc các thiết bị kỹ thuật số hiện đại như smartphone, máy tính bảng và laptop được sử dụng phổ biến trong công việc, học tập, giải trí...
Theo thống kê của Mỹ, năm 2012 có 35% số lượng người trưởng thành sử dụng smartphone, sau 4 năm, con số này đã tăng lên 65% (năm 2016). Theo số liệu thống kê khác trên BBC, mỗi ngày trên thế giới có 17,6 tỉ tin nhắn được thực hiện qua sóng di động. Số lượng người sử dụng các thiết bị smartphone ngày càng gia tăng cùng với thời lượng sử dụng trong một ngày.
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển công nghệ hiện đại là những hệ lụy khó lường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
tin liên quan
Đừng biến mình trở thành con nghiện công nghệ, thẩm mỹ, tình dục... Một thói quen bị bó buộc kéo dài có thể gọi là một chứng nghiện. Và khi có một chứng nghiện 'sống' bên trong thì nó gần như chiếm lĩnh hoàn toàn tâm trí con người.
“Ngón tay cò súng” là gì?
Chị Trần Thu H. (29 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết cách đây 2 năm, ngón tay cái chị có cảm giác tê rồi sau đó càng ngày càng tê nhiều hơn, đến mức đau không ngủ được. Ban đầu chị H. cảm thấy ngón cái mỏi, tê vào buổi sáng và giảm dần về chiều, nhưng càng về sau mức độ đau tăng dần đến nỗi rất khó để gập ngón tay xuống hay trượt trên điện thoại. “Theo thói quen, tôi thường dùng ngón cái lướt điện thoại thì cảm thấy mạch máu trong ngón tay giật liên hồi và đau nhức. Tình trạng này kéo dài khiến tôi không thể làm những việc khác như xách đồ, viết hoặc mở nắp bình xăng”.
Cuối cùng khi cơn đau quá sức chịu đựng, chị H.đến phòng khám Khoa Xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược khám và được Ths-BS Nguyễn Đức Thành cho biết chị bị bệnh “ngón tay cò súng”.
Bệnh “ngón tay cò súng” hay còn gọi là ngón tay lò xo, ngón tay bật, viêm bao gân gấp, viêm gân gấp ngón tay là bệnh xương khớp thường xảy ra ở các ngón tay, đặc biệt là ngón cái do sử dụng nhiều hơn. Triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng. Đặc biệt ngón cái rất khó gập lại khi cố gắng gập hoặc duỗi ra, thường nghe một tiếng “bật”. Những cơn đau thường nặng vào buổi sáng và nhẹ dần trong ngày. Nguyên nhân gây bệnh này thường do thói quen dùng điện thoại thông minh.
tin liên quan
Cục máu đông - 'kẻ thù' thầm lặng của dân văn phòng Cục máu đông còn được biết đến với tên gọi huyết khối, có thể vỡ ra làm thuyên tắc phổi và nghẽn mạch máu, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến tử vong.
Chị H. cho biết hơn 5 năm nay chị có thói quen cầm iPhone, iPad trên tay phải rồi gập ngón cái để thực hiện mọi thao tác trên màn hình từ lướt web, chat đến soạn thảo văn bản và không nghĩ rằng chính thói quen ấy đã khiến chị mắc phải căn bệnh “ngón tay cò súng”.
“Bác sĩ nói tôi phải kiêng dùng điện thoại di động, nhưng điều đó thật khó vì công việc của tôi yêu cầu phải lướt web, nhắn tin và check mail liên tục nên lúc nào cũng kè kè chiếc iPad hay smartphone bên cạnh, giờ chẳng biết làm sao”, chị H. nói.
Không riêng gì chị H., ngày nay rất nhiều người lệ thuộc vào điện thoại di động không chỉ vì tính chất công việc mà thậm chí còn để giải trí, chát chít. Không ít người có thói quen thức khuya lướt web, xem phim hay trò chuyện với bạn bè nước ngoài và đến sáng hôm sau ngón tay cái tê dại gần như mất cảm giác.
Hệ lụy của việc lệ thuộc smartphone
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, người điều trị trực tiếp cho chị H. nói do kịp thời phát hiện, nên bệnh của chị H. mới chỉ ở giai đoạn nhẹ, chỉ cần kết hợp thuốc uống và bôi trong vòng 10 ngày rồi tái khám để theo dõi. Nhưng quan trọng nhất là bệnh nhân phải thay đổi hành vi, cụ thể là kiêng sử dụng điện thoại mới mong khỏi được. Nếu bất khả kháng thì dùng các ngón tay khác thay thế, nhưng tốt nhất là kiêng cho đến khi khỏi hẳn.
tin liên quan
6 quy tắc đơn giản giúp ngăn ngừa ung thưUng thư chủ yếu là do cơ thể tích lũy các chất độc theo thời gian. Nếu chúng ta tiếp tục tiêu thụ độc tố, ung thư là bệnh không thể tránh.
Theo bác sĩ Nhân, biểu hiện của bệnh “ngón tay cò súng” là ngón tay cái bàn tay phải bị đau nhiều, khi gấp duỗi thì nghe âm thanh kêu “lật bật” ở khớp cuối của ngón tay, lấy tay sờ vào cảm thấy rất đau, đặc biệt có những lúc gấp ngón tay đột ngột thì bị “mắc kẹt” luôn, không duỗi tay ra được, phải dùng tay bên kia kéo thật mạnh thì ngón tay mới duỗi thẳng lại. Đồng thời, người bệnh còn có cảm giác tê hai bàn tay, đặc biệt là bàn tay phải. Cảm giác tê thường xuất hiện khi làm việc, đánh máy hoặc cầm điện thoại lâu. Hoặc người bệnh thấy rất đau mỏi các khớp ngón tay, đặc biệt ở cổ tay bên phải đau và sưng thành cục, có thể sờ thấy một cục ở ngoài cổ tay, ấn vào thấy rất đau. Khi bấm điện thoại, có những lúc đau quá phải buông điện thoại ra, nghỉ một lúc cho bớt đau. Nếu công việc đòi hỏi cần phải sử dụng điện thoại liên tục để nhắn tin, chat, email cho các đối tác vì thuận tiện và cơ động hơn so với máy tính, nhưng khi thấy xuất hiện cục u ở cổ tay, cần phải đi khám ngay.
Thông thường điện thoại thông minh có 2 loại: một là loại dùng bàn phím cứng vật lý, hai là loại có bàn phím ảo. Đối với các loại điện thoại này thì lực bấm lớn gây tác động trực tiếp lên đầu ngón tay rất nhiều. Thực tế lâm sàng, các bác sĩ gặp bệnh do sử dụng điện thoại thông minh ngày một nhiều, chủ yếu là người làm việc văn phòng, ngoài việc sử dụng máy tính còn dùng điện thoại rất thường xuyên cho công việc và giải trí, từ đó gây đau ở bàn tay, các loại bệnh ở trên bàn tay, ngoài ra còn ảnh hưởng trên cột sống như cột sống cổ, cột sống thắt lưng hoặc vai.
tin liên quan
Thủy liệu pháp đại tràng có thật sự là phương pháp thần thánh?Một trong những phương pháp làm sạch ruột mà nhiều người đang quan tâm hiện nay là thủy liệu pháp đại tràng. Vậy thủy liệu pháp đại tràng thật sự có công hiệu như thế nào?
Cụ thể như bệnh “ngón tay cò súng” hay bệnh đau ở vùng cổ tay do tư thế sử dụng smartphone (cổ tay thường gấp và xoay vào trong quá mức gây kích thích viêm bao gân vùng gân cổ tay, lâu dần bao gân bị hẹp lại gây ra đau và hạn chế vận động, trường hợp nặng phải phẫu thuật); hoặc bệnh hội chứng ống cổ tay do tư thế cổ tay gấp quá nhiều, gây ra chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay. Ngoài ra, còn có những bệnh với những biểu hiện đau ở các khớp nhỏ của bàn tay do sử dụng bấm điện thoại quá nhiều gây viêm các dây chằng của các khớp nhỏ bàn tay, gây đau nhức kéo dài.
Để phòng bệnh, người dùng điện thoại phải giảm tổng thời gian sử dụng trong một ngày và tăng khoảng cách thời gian giữa những lần sử dụng (khoảng 15 - 30 phút cần phải thay đổi tư thế, nghỉ giải lao và vận động để giảm sức căng). Ngoài ra, có thể phân phối lực cầm, bấm điện thoại lên cả hai tay hoặc đặt điện thoại lên mặt phẳng như bàn hoặc đùi, làm giảm áp lực lên gân cơ, dây chằng của bàn tay.
Bình luận (0)