WHO cho biết các bệnh nhân có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn mửa, dương tính với virus Marburg. Hiện hơn 90 người tiếp xúc đang được theo dõi, theo CNN.
Cảnh báo đợt bùng phát vi rút Marburg, tỉ lệ tử vong lên tới 88% |
Marburg là một bệnh sốt xuất huyết do một loại virus cùng họ với Ebola lây truyền với tốc độ nhanh và có tỷ lệ tử vong lên tới 88%, theo WHO.
Hình ảnh hiển vi của virus Marburg-Ebola |
reuters |
"Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao, đau đầu dữ dội và khó chịu", WHO dẫn lời bệnh nhân.
Virus này được truyền sang người từ dơi ăn quả và sau đó có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hoặc các bề mặt và vật liệu có các chất dịch này.
Các biện pháp ngăn chặn đang được thực hiện và huy động nhiều nguồn lực hơn để đối phó với sự bùng phát ở Ghana. WHO cũng cảnh báo rằng “nếu không có hành động ngay lập tức và dứt khoát, dịch do viurs Marburg có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát của chúng ta".
Trong các ổ dịch trước, tỷ lệ tử vong khi nhiễm là từ 24-88%, tùy thuộc vào chủng virus và việc kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, hiện không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được áp dụng với Marburg.
Tuy nhiên, cơ hội sống sót của bệnh nhân có thể được cải thiện khi được chăm sóc, bao gồm bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch và điều trị các triệu chứng cụ thể, WHO cho biết.
Một nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ đứng phía sau hàng rào đánh dấu khu cách ly nơi các nạn nhân của virus Marburg chết ở Angola vào những năm trước đây |
reuters |
Cơ quan Y tế Ghana đã khuyến cáo công dân tránh các hầm mỏ và hang động bị dơi ăn quả chiếm đóng và nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm thịt trước khi tiêu thụ, để giúp giảm nguy cơ lây lan virus. Theo các cơ quan y tế, dơi ăn quả là vật chủ tự nhiên của virus Marburg.
Vụ bùng phát ở Ghana chỉ là đợt bùng phát thứ 2 ở Tây Phi sau khi Guinea phát hiện ra virus này vào năm ngoái. Bệnh nhân trong vụ bùng phát ở Guinea cũng chết vì virus.
Tại các khu vực khác của châu Phi, các đợt bùng phát trước đây đã được báo cáo ở Uganda, Kenya, Angola, Nam Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo. Đợt bùng phát ở Angola năm 2005 gây chết người nhiều nhất với hơn 200 người thiệt mạng.
Theo WHO, các quốc gia có nguy cơ cao bùng phát virus Marburg cao đã được liên hệ và "họ đang trong tình trạng báo động".
Bình luận (0)