Theo BGR, phương thức hoạt động của những phần mềm lừa đảo khá điển hình, đó là hiển thị một cửa sổ pop-up từ chối đóng lại kèm thông báo giả dạng từ Microsoft nói rằng hệ thống của người nhận đã bị nhiễm WannaCry. Lúc này, nạn nhân được nhắc gọi điện đến số điện thoại hiển thị trên màn hình.
Sau khi cuộc gọi được thiết lập, người dùng được yêu cầu cung cấp cho tin tặc quyền truy cập máy tính từ xa. Khi được cấp phép, kẻ gian sẽ chạy công cụ Windows Malicious Software Removal - có thể tải xuống miễn phí từ Microsoft - nhưng yêu cầu thanh toán khoản tiền 415 USD.
Action Fraud viết trên blog rằng: “Điều quan trọng mà mọi người phải nhớ là thông báo lỗi và cảnh báo của Microsoft trên máy tính sẽ không bao gồm một số điện thoại. Thêm vào đó, Microsoft sẽ không bao giờ chủ động tiếp cận với người dùng để được cấp quyền truy cập vào máy tính và thực thi hoạt động hỗ trợ kỹ thuật không mong muốn. Bất kỳ thông tin liên lạc nào mà Microsoft thực hiện với người dùng là do người dùng đó khởi xướng”.
|
Chính vì vậy, mọi người nên cảnh giác với những thông điệp mà họ gặp phải trên internet, đó là cách tốt nhất để bạn phòng vệ và an toàn hơn khi trực tuyến.
Bình luận (0)