Cảnh giác với những ứng dụng bảo mật kém

20/02/2019 08:00 GMT+7

Ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam đang phải liên tục thích nghi với những thay đổi không ngừng của xã hội, mà đặc biệt là những thay đổi trong hành vi trực tuyến.

Tuy hiện đang là một trong những nước dẫn đầu thế giới về số người trẻ dùng mạng xã hội, nhưng gần đây, sau những vụ tin tặc và vi phạm quyền riêng tư của nhiều trang web và ứng dụng nổi tiếng, giới trẻ Việt đã dần cảnh giác hơn với những bất cập trong việc bảo mật thông tin trực tuyến của người dùng.
Trong thế giới hiện đại đầy cạnh tranh và ngày càng kết nối chặt chẽ, nhiều doanh nhân đã nhận ra rằng việc bảo vệ dữ liệu là yếu tố sống còn quyết định thành công. Họ lưu trữ dữ liệu trên những máy chủ bảo mật mà không ai khác ngoài chính họ có thể truy cập và rất cẩn trọng khi tiết lộ những thông tin nội bộ nhạy cảm với công chúng. Tuy nhiên, họ có thể đang vô tình biến mình trở thành đối tượng của những tên trộm dữ liệu khi thảo luận công việc trên các ứng dụng có khả năng bị tin tặc xâm nhập hoặc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba.
Trong cuộc đua tìm kiếm lợi nhuận, nhà thiết kế ứng dụng thường không đặt bảo mật lên làm ưu tiên hàng đầu. Nếu bảo mật thực sự được coi trọng, thì nhiều công ty sẽ thực hiện mã hóa dữ liệu hai chiều (E2EE) hơn. Phương thức này cho phép tin nhắn được mã hóa ngay sau khi gửi đi và chỉ người nhận mới có thể giải mã chúng. Khi việc nhận tin đã hoàn tất, tin nhắn sẽ được xóa khỏi máy chủ trung tâm để không ai khác có thể truy cập chúng, kể cả chủ sở hữu của máy chủ.
Nhiều ứng dụng nhắn tin hàng đầu yêu cầu người dùng điều hướng qua các menu để kích hoạt tính năng trên từng cuộc trò chuyện riêng lẻ và rất dễ gây nhầm lẫn. Những ứng dụng khác thường kích hoạt nó theo mặc định, nhưng chúng được sở hữu bởi các công ty có lịch sử vi phạm dữ liệu và bán dữ liệu người dùng mà không được cho phép.
Hiện nay, có một số ứng dụng không cho phép mã hóa hai chiều. Lý do lớn nhất của vấn đề này là các công ty cung cấp ứng dụng muốn sử dụng cuộc trò chuyện cá nhân của người dùng để cung cấp mục tiêu quảng cáo cho loại sản phẩm mà thuật toán của các chúng quyết định người dùng nào sẽ quan tâm. Tuy nhiên, mỗi khi dữ liệu này được chia sẻ, nó sẽ tạo ra một cơ hội khác để thông tin cá nhân được đưa ra ngoài. Một số người có thể tự hỏi có đáng nhận rủi ro cho bản thân và doanh nghiệp của họ chỉ để xem những đề xuất của các sản phẩm mà họ có thể dễ dàng tìm kiếm.
Trong một biển các ứng dụng nhắn tin xã hội dễ bị rò rỉ thì Viber là một hòn đảo an toàn. Viber cung cấp tính năng nhắn tin và gọi điện miễn phí dễ dàng sử dụng như các ứng dụng nhắn tin khác, nhưng nó được bảo mật một cách tự nhiên vì cung cấp mã hóa hai chiều cho các cuộc hội thoại theo mặc định, cho phép người dùng hạn chế thông tin nhạy cảm chỉ với những người mà họ biết là tin tưởng được. Viber tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, vì vậy người dùng không bao giờ cảm thấy ngạc nhiên khi thấy những quảng cáo trên các cuộc trò chuyện riêng tư của họ. Theo cách này, Viber đặt quyền riêng tư và bảo mật của người dùng lên hàng đầu, vì sẽ không bán thông tin người dùng của mình ra ngoài cũng như không bán sản phẩm cho họ. Công ty mẹ Rakuten biết rằng đây là lý do chính để người dùng chọn Viber là công cụ giao tiếp đặc biệt là phục vụ cho công việc. Vì tất cả những lý do này và hơn thế nữa, Viber là ứng dụng được lựa chọn để liên lạc trong kinh doanh với những doanh nghiệp coi trọng quyền riêng tư và bảo mật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.