Cảnh giác với trò "cho vay lãi suất thấp"

22/08/2010 23:02 GMT+7

Trước thông tin nhiều doanh nghiệp (DN) được các tổ chức tín dụng nước ngoài chào mời cho vay hàng tỉ USD với lãi suất, thủ tục đơn giản (mới đây nhất là Công ty tài chính L2G), bà Dương Thu Hương (ảnh), Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN, đã cảnh báo.

Bà Hương cho biết: "Khi còn làm ở NHNN (nguyên Phó thống đốc NHNN - PV), tôi đã tiếp nhận rất nhiều lời đề nghị mang vốn vào cho VN vay với lãi suất rất rẻ, thậm chí chưa đầy 1%/năm. Những lời chào đó có cái 10 tỉ USD, có cái lên tới 20 tỉ USD, nhưng chúng tôi không bao giờ chấp nhận vì khi kiểm tra lại lai lịch, thân thế thì tất cả đều là công ty ma với thủ đoạn lừa đảo hoặc là ăn tiền hoa hồng rồi mất tích".

* Bà nhìn nhận thế nào về lời mời chào hấp dẫn như của L2G?

- Điều đầu tiên tôi muốn nói với các DN rằng khi đã động đến tiền, đã đi vay tiền thì không có tổ chức tài chính nào người ta cho vay với một điều kiện thủ tục dễ dàng, với lãi suất thấp như thế cả. Đó là chưa kể tới việc thông tin về DN, lai lịch còn không rõ ràng, càng chứng tỏ chắc chắn hành vi này là lừa đảo.

* Một công ty tài chính quốc tế khi cho vay, thông thường lãi suất là bao nhiêu, thưa bà?

"Chỉ riêng với 2 điều kiện thủ tục dễ dàng và lãi suất thấp, chúng ta cần đặt câu hỏi: Tại sao? Chứ đi tin người ta, nộp phí trước, rõ ràng là rất ngô nghê".
- Tôi từng rất nhiều lần đi đàm phán các dự án quốc tế, làm việc với công ty tài chính quốc tế và được biết họ thường cho vay với lãi suất khá cao, cao hơn cả NH thương mại, vì họ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng dự án, từng DN của VN. Nếu trong một điều kiện bình thường, họ sẽ cho vay bằng lãi suất thương mại của thị trường, không có chuyện lãi suất cho vay chỉ 1%/năm. Chỉ riêng với 2 điều kiện thủ tục dễ dàng và lãi suất thấp, chúng ta cần đặt câu hỏi: Tại sao? Chứ đi tin người ta, nộp phí trước, rõ ràng là rất ngô nghê. Tôi đọc báo, thấy rất tiếc khi tới giờ phút này vẫn còn có những DN bị lừa như vậy, mà lại còn huyên thuyên dự án này, dự án kia thì thật nực cười.

* Còn nguồn tiền hàng tỉ USD, DN nói rằng sẽ được chuyển vào VN qua 10 ngân hàng hàng đầu nước Mỹ, bà có nhận xét gì?

Xem xét lại năng lực tài chính của Công ty Lê Hải

Cuối tuần qua, PV Thanh Niên có buổi làm việc với ông Trần Khiêu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, chung quanh việc Công ty Lê Hải được Công ty tài chính L2G (Mỹ) tài trợ 4,5 tỉ USD để thực hiện "siêu dự án" tại tỉnh này. Ông Khiêu khẳng định đến thời điểm này UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đồng ý cho phép về mặt chủ trương đối với việc Công ty Lê Hải xin đầu tư vào khu kinh tế Định An. "Thật sự mà nói, đến nay Công ty Lê Hải chưa nộp bất kỳ một dự án chính thức nào theo như tờ trình xin đăng ký đầu tư. Công ty Lê Hải cũng chưa bỏ ra một đồng bạc nào trong các dự án trên. Nếu Công ty Lê Hải chính thức nộp dự án, UBND tỉnh sẽ thông qua các ngành chức năng để thẩm định về năng lực kỹ thuật cũng như năng lực tài chính, hoặc yêu cầu nhà đầu tư trực tiếp chứng minh", ông Khiêu nói.

Về việc có tiếp tục cho phép Công ty Lê Hải triển khai dự án khu kinh tế Định An hay không, ông Khiêu nói: "Sau khi Báo Thanh Niên thông tin, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho ngành chức năng thẩm tra lại năng lực tài chính của Công ty Lê Hải. Nếu phát hiện được Công ty Lê Hải không đủ năng lực tài chính, chúng tôi sẽ rút lại chủ trương cho phép đầu tư dự án".

Mai Trâm (ghi)

- Điều này càng không thể tin được. Ngoại tệ vào và ra khỏi một quốc gia liên quan đến việc quản lý ngoại hối của quốc gia đó. Thông tư quản lý việc vay và trả nợ vay của nước ngoài đã quy định vay bao nhiêu, vay từng nào phải có NHNN xác nhận, mà phải là thống đốc xác nhận. Thứ hai, tiền vào và ra ngân hàng không hề dễ dàng. Ở VN đã kiểm soát chặt nhưng ở nước ngoài họ còn chặt chẽ hơn rất nhiều. Khi chuyển tiền qua ngân hàng họ cần phải biết nguồn tiền đó ở đâu, nguồn gốc như thế nào… Chứ làm gì có chuyện đùng một cái chuyển hàng triệu USD, hàng tỉ USD qua 10 ngân hàng được.

* Theo bà, động cơ của các công ty tài chính kiểu này là gì?

- Trước tiên, tôi muốn nói rằng không chỉ các DN tư nhân, mà ngay chính bản thân NHNN và các cơ quan nhà nước trước đây cũng được rất nhiều tổ chức tài chính nước ngoài gạ gẫm. Tuy nhiên, với những lời chào mời kiểu như vậy, chúng tôi không bao giờ chấp nhận bởi hai lý do. Thứ nhất, các công ty tài chính nước ngoài đòi Chính phủ phải phát hành một giấy bảo lãnh mới cho vay. Khi phát hành bảo lãnh, chắc chắn sẽ chẳng có đồng tiền nào được rót về cả, thậm chí chúng ta còn mất thêm. Bởi vì, giấy bảo lãnh đó họ có thể kinh doanh trên thị trường vốn quốc tế và khi có bất trắc xảy ra họ cứ nhằm Chính phủ VN đòi tiền. Thứ hai, đó có thể là hoạt động rửa tiền. Nếu được sự đồng ý của Chính phủ, các tổ chức trên sẽ cho vay qua con đường chính thức là ODA, hoặc vay thương mại. Như hiện nay tôi biết, rất nhiều DN được mời chào trực tiếp, thậm chí có DN gửi hồ sơ lên NHNN đề nghị giúp, nhưng chúng ta không nên có quan hệ vay vốn với những tổ chức này.

* Các công ty tài chính này muốn cho vay tại VN có cần phải đăng ký, được sự chấp thuận của NHNN hay không?

- Công ty tài chính muốn cho vay thì phải được phép hoạt động đầu tư tại VN, chứ tự nhiên ở nước ngoài nhảy vào qua một ông môi giới thì không thể tin được. Khi vay vốn, bao giờ cũng phải tìm hiểu công ty mình định vay vốn đó là ai, tiền ở đâu, năng lực tài chính như thế nào. Về quản lý ngoại hối còn phải đăng ký, tối thiểu 10 triệu USD phải có xác nhận của NHNN chi nhánh địa phương, còn lớn hơn phải do Thống đốc NHNN xác nhận. Các DN nắm luật không rõ, không đọc báo, không nắm thời sự, cứ ngô nghê như thế thì còn bị lừa nữa.

Rất nhiều doanh nghiệp mắc lừa

Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Nguyễn Đại Lai - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng - NHNN, nói: "Việc mồi chài với món vay khổng lồ, thủ tục dễ dãi, lãi suất ưu đãi… tất cả những thủ đoạn này dù hay ho đến như thế nào thì cuối cùng cũng lòi cái đuôi ra là khách hàng phải nộp trước một khoản phí, đặt cọc - đó mới là mục tiêu các công ty tài chính lừa đảo nhắm tới. Từ trước tới nay có rất nhiều DN đã bị mắc lừa với thủ đoạn tương tự. Theo tôi được biết, có rất nhiều cách để các công ty này đưa vốn vào cho vay, một là phục vụ cho mục đích rửa tiền, trong trường hợp này các công ty thường đòi bảo lãnh của Chính phủ; hai là đòi đủ các loại phí: hợp đồng, đi lại, ăn ở, khách sạn… thì đây chính xác là hành vi lừa đảo.

Mặc dù các cơ quan chức năng thời gian qua vẫn kiểm soát, nhưng tình trạng các công ty nước ngoài nhảy cóc vào VN móc ngoặc làm ăn rất nhiều. Chúng ta cần phải có một cơ chế quản lý như thế nào để tránh được những trường hợp tương tự sẽ xảy ra.

Anh Vũ
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.