Cảnh nóng trong phim Việt xưa: Cảnh 'trụy lạc' chưa từng được tiết lộ của Đêm hội Long Trì

06/10/2015 06:23 GMT+7

Đêm hội Long Trì ra mắt khán giả vào năm 1989 được ví như “cơn chấn động” của điện ảnh VN cuối thế kỷ 20 với hàng loạt cảnh nóng, nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những cảnh quay táo bạo đã được thực hiện.

Đêm hội Long Trì ra mắt khán giả vào năm 1989 được ví như “cơn chấn động” của điện ảnh VN cuối thế kỷ 20 với hàng loạt cảnh nóng, nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những cảnh quay táo bạo đã được thực hiện.

Nghệ sĩ Lê Vân vào vai Đặng Thị Huệ tìm cách quyến rũ, điều khiển Trịnh Sâm - Ảnh: T.LNghệ sĩ Lê Vân vào vai Đặng Thị Huệ tìm cách quyến rũ, điều khiển Trịnh Sâm - Ảnh: T.L
Góc tối lịch sử
Đêm hội Long Trì được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, phản ánh giai đoạn xã hội bị phân rã và suy thoái, khi Trịnh Sâm bị Đặng Thị Huệ thao túng mà mất cả cơ đồ.
Theo sử liệu, Trịnh Sâm là con người tài giỏi, nhưng lại ham mê sắc dục vô độ. Đặng Thị Huệ đã lợi dụng điểm này để quyến rũ, điều khiển Trịnh Sâm và dung túng cho em trai là Đặng Lân làm càn. Từ các chất liệu của lịch sử, đạo diễn - NSND Hải Ninh đã đưa vào Đêm hội Long Trì những hình ảnh mạnh bạo với dụng ý khắc họa, lột tả rõ nét con người Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ hay Đặng Lân, để diễn giải những rối ren của xã hội đương thời.
Bởi vậy, trong phim xuất hiện cảnh Tuyên phi Đặng Thị Huệ khỏa thân trong bồn tắm, để lộ bầu ngực căng tròn, cố tình để Trịnh Sâm trông thấy. Trịnh Sâm ngắm nhìn Tuyên phi không chớp mắt. Sau tấm bình phong bằng gỗ, chúa Trịnh lấy chiếc áo choàng lên thân hình vẫn đang khỏa thân của nàng đầy hưng phấn. Trong cảnh quay này, một người mẫu đã đóng thế cho nữ nghệ sĩ Lê Vân (trong vai Đặng Thị Huệ). Không thể không nhắc đến các cảnh Đặng Lân đùa giỡn với những người hầu gái khi đang tắm, lúc y sàm sỡ bầu ngực trần của người hầu gái, hay cảnh bữa tiệc trụy lạc mà Đặng Lân bày ra.
Cảnh Tuyên phi Đặng Thị Huệ khỏa thân trong bồn tắm chờ chúa Trịnh Sâm đếnCảnh Tuyên phi Đặng Thị Huệ khỏa thân trong bồn tắm chờ chúa Trịnh Sâm đến
Ngoại cảnh của Đêm hội Long Trì được quay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Thiền Quang (Hà Nội) và Cung đình Huế. Riêng với nội cảnh - trong đó có những cảnh nóng - được thực hiện tại ngay xưởng phim ở số 4 Thụy Khuê. Có một cảnh phim được thực hiện tới hàng chục phút, nhưng chưa từng được xuất hiện trong bản chiếu của Đêm hội Long Trì.
NSND Thế Anh, người vào vai Trịnh Sâm tiết lộ, đây là cảnh Trịnh Sâm lăn lê bò toài qua chân trần của các cung tần mỹ nữ. Cảnh phim được quay dựa theo chi tiết lịch sử có thật cho thấy cuộc sống trụy lạc đến mức bệnh hoạn của Trịnh Sâm. “Đạo diễn Hải Ninh muốn lột tả đến tận cùng con người của Trịnh Sâm, chúng tôi đã thực hiện cảnh quay này rất dụng công nhưng cuối cùng khi đưa phim về duyệt đã bị cắt đi” - NSND Thế Anh nhớ lại.
Bộ phim dã sử kinh điển
Trong các tài liệu phê bình điện ảnh VN, Đêm hội Long Trì được đánh giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ 20. Nhiều nhà phê bình điện ảnh còn nhận định, nếu không có đạo diễn - NSND Hải Ninh thì chưa chắc đã có một Đêm hội Long Trì, một tác phẩm điện ảnh ngồn ngộn hơi thở lịch sử, một cách làm phim mạnh dạn so với đương thời, được thực hiện công phu và đồ sộ đến vậy.
Bộ phim được đầu tư lớn cả về chất xám lẫn tiền của. Kinh phí đổ cho Đêm hội Long Trì được coi là lớn kỷ lục vào lúc đó. Không có con số cụ thể nào được công bố, nhưng giới trong nghề vẫn nói với nhau: “Tiền để làm Đêm hội Long Trì đủ để làm 3 - 4 bộ phim khác”. Với số kinh phí đó, bối cảnh, trang phục, đạo cụ được chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ lưỡng và hoành tráng. Chẳng hạn, chiếc thuyền rồng mà Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ dạo chơi trên đó được dựng từ một chiếc xe lội nước của quân đội.
Trang phục trong phim được các nhà thiết kế nghiên cứu theo sử liệu kỹ lưỡng và may thêu cầu kỳ. Như riêng chiếc áo long bào của chúa Trịnh Sâm được các nghệ nhân trên phố Hàng Bông thêu đã tốn mất vài chỉ vàng. Nhiều đạo cụ trong phim được đưa ra từ bảo tàng. Đó đều là những hiện vật quý giá, bởi vậy, mỗi khi đoàn làm phim quay cảnh nào có sử dụng đạo cụ “đi mượn” đều có một lực lượng bảo vệ đi theo giám sát. Nghệ sĩ Thế Anh nhận xét: “Cái may là đạo diễn Hải Ninh là Giám đốc xưởng phim Hà Nội (hiện là Hãng phim truyện VN) nên có thể quyết liệt trong việc đầu tư kinh phí xứng đáng cho bộ phim, cũng như bảo vệ tư duy làm phim cởi mở”.
Việc đấu tranh mạnh mẽ bảo vệ quan điểm nghệ thuật của đạo diễn Hải Ninh đã giúp Đêm hội Long Trì giữ được những cảnh quay mạnh bạo trong phim, dù không phải là tất cả. Đêm hội Long Trì ra rạp không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng trong nước mà cả người nước ngoài. Nhiều đoàn khách quốc tế đã đến rạp Tháng Tám (ở đường Hàng Bài) xem phim. “Ông Hải Ninh có hai phim là Vĩ tuyến 17 ngày và đêm và Đêm hội Long Trì thuộc hàng những phim đồ sộ và hoành tráng nhất của điện ảnh VN trong thế kỷ 20” - NSND Thế Anh nói.
“Hồi đó có tiếng ra tiếng vào phim nhiều cảnh hở hang, khỏa thân, nhưng ông Hải Ninh quyết hết. Ông là đạo diễn số 1 khi đó nên có “sợ” gì đâu, bởi ông tự tin tay nghề của mình vững thì có thể làm đến nơi đến chốn”, NSND Thế Anh cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.