TNO

Cảnh sát gốc Việt trên đất Mỹ

19/02/2015 12:52 GMT+7

(Tin Nóng) Thứ năm 19.2 đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới âm lịch, hay theo người Việt gọi là Tết. Tại một buổi lễ mừng năm mới ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, cảnh sát Tu Trần tình nguyện dành thời gian của mình để đảm bảo an ninh. Trần nổi tiếng nhất trong sở cảnh sát, vì cộng đồng người Việt ở đây biết anh là ai, theo NBC Nebraska ngày 18.2.

(Tin Nóng) Thứ năm 19.2 đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới âm lịch, hay theo người Việt gọi là Tết. Tại một buổi lễ mừng năm mới ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, cảnh sát Tu Trần tình nguyện dành thời gian của mình để đảm bảo an ninh. Trần nổi tiếng nhất trong sở cảnh sát, vì cộng đồng người Việt ở đây biết anh là ai, theo NBC Nebraska ngày 18.2.


Cảnh sát Tu Trần được cộng đồng người Việt ở Lincoln, bang Nebraska yêu mến - Ảnh: NBC Nebraska

Ngôn ngữ phổ biến thứ 3 tại tiểu bang Nebraska, Mỹ sau tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha là tiếng Việt, theo thống kê của Cơ quan thống kê quốc gia Mỹ. Với gần 8.000 người Mỹ gốc Việt ở tại đây, nhu cầu có cảnh sát người Việt gia tăng, và Tu Trần là một người như vậy.

Thứ năm 19.2 đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới âm lịch, hay theo người Việt gọi là Tết. Tại một buổi lễ mừng năm mới ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, cảnh sát Tu Trần tình nguyện dành thời gian của mình để đảm bảo an ninh. Trần cũng là chàng trai nổi tiếng nhất trong sở cảnh sát, không phải vì anh là một sĩ quan cảnh sát, mà vì cộng đồng người Việt ở đây biết anh là ai.

Đã 6 giờ chiều, cảnh sát Tu Trần bắt đầu phiên trực tại sở cảnh sát thành phố Lincoln, bang Nebraska. Anh phải làm việc suốt 12 giờ một ca. Tại Lincoln có 2 cảnh sát người Việt và cùng họ Trần, nhưng Tu Trần nổi tiếng hơn.

Tu Trần kể khi còn nhỏ, mới đến Mỹ và ở tại Lincoln, anh rất thích cảnh xe cảnh sát trên đường phố chớp đèn, hụ còi... và quyết tâm trở thành cảnh sát.

Gia đình Trần từ Việt Nam đến Nebraska năm 1992 khi Trần mới 6 tuổi. Ở Việt Nam thì nóng và khô, còn ở Nebraska có tuyết, điều Trần chưa từng thấy khi còn nhỏ.  "Chúng tôi chẳng có bà con thân thích ở Mỹ", anh Trần kể với NBC. Nhưng người Việt nổi tiếng là chịu khó và gia đình anh Trần không là ngoại lệ.

Trong cộng đồng người Việt quan hệ chặt chẽ như ở Lincoln, lời nói đi rất nhanh, và đó là lý do anh Trần luôn nhận các cuộc gọi từ máy di động.

"Ba cuộc vào buổi sáng... Tôi còn nhận cuộc gọi ngẫu nhiên từ số máy lạ", Tu Trần nói. Anh cho biết thêm mình phải học cách đi ngủ và chỉ gọi lại vào sáng hôm sau, nếu không anh chẳng có nổi thì giờ nghỉ ngơi.

Tu  Trần nói về lý do vì sao mình được cộng đồng người Việt ở Lincoln biết đến nhiều. Theo anh, một gương mặt người Việt sẽ giúp cộng đồng Việt Nam dễ dàng nhận diện hơn.

Cô Thuy Nguyễn, sở hữu cửa hàng Little Saigon Market Oriental, một trong những nơi bán nguyên liệu thực phẩm tươi cho các món ăn Việt tại Nebraska. Cô không nói tiếng Anh thông thạo, nhưng vui vẻ chia sẻ cảm nghĩ về cảnh sát Tu Trần.

"Tôi nghe người ta nói về một sĩ quan cảnh sát người Việt Nam ở tại Lincoln. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về điều này", cô Thuy Nguyễn nói.

Cô kể có người gọi đến cửa hàng nói cô nợ tiền của họ (mà thực sự là không có), và dọa cắt điện cửa hàng. Nếu cắt điện, cửa hàng của cô sẽ tiêu tùng vì thịt, cá, rau... sẽ hư hết. Vì vậy cô phải trả tiền cho bọn lừa đảo này vài lần.

Khi biết chuyện, cảnh sát Tu Trần không chỉ làm báo cáo sự việc, khuyên cô chấm dứt trả tiền cho bọn lừa đảo mà còn tư vấn động viên cô. Bây giờ, bất cứ khi nào có chuyện, cô đều gọi cho cảnh sát Trần.

Cả khi các cảnh sát khác gặp một ca với người nói tiếng Anh không thông thạo, họ lại nhờ Tu Trần đến giúp.

Tu Trần kể một trường hợp khó khăn nhất mà anh từng đối phó: Một người chồng dọa bắn vợ mình. Người phụ nữ Việt Nam này khi tiếp xúc với cảnh sát Trần, giống như nhiều người thuộc các chủng tộc thiểu số khác ở Mỹ, là không biết quyền lợi của mình ở nước Mỹ. Cuối cùng, anh Trần đã giúp thay đổi hoàn cảnh của người phụ nữ này.

"Tất cả các mối quan hệ của cô ta đã bị phá vỡ, nhưng nay cô ấy đang ở một nơi tốt hơn", Tu Trần cười và nói thêm: "Họ sợ làm việc với cơ quan chức năng, đặc biệt là cảnh sát, do vậy khi gặp một sĩ quan cảnh sát người Việt Nam, họ cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút".

Còn Hương Nguyễn, thành viên của nhóm thanh niên mà cảnh sát Trần cố vấn tại nhà thờ khu vực, biết Trần đã 14 năm nay. Cô nói rằng có một sĩ quan cảnh sát nói tiếng Việt sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn đối với những người thuộc thế hệ già hơn.

"Anh ấy được biết đến rộng rãi tại nhà thờ của chúng tôi, vì họ biết anh rất chân thật với những gì anh làm. Họ yêu anh ấy và anh ấy yêu họ", cô Hương Nguyễn nói.

Anh Sơn

>> Hai người Việt bị thương trong vụ 100 ô tô đâm nhau tại Hàn Quốc
>> Một người Việt ở Mỹ bỏ túi trên 21 tỉ đồng nhờ bán tờ vé số trúng độc đắc
>> Thượng viện bang California có thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên
>> Mỹ: Hàng ngàn nhân viên y tế lên mạng ủng hộ y tá gốc Việt nhiễm Ebola
>> Vì sao hơn 40% người Mỹ gốc Việt ở tại California
>> Vài nét về tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên
>> Người nhập cư gốc Việt trở thành thống đốc tại Úc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.