TNO

Cánh tay biến dạng khổng lồ vì mắc bệnh cực hiếm gặp

25/09/2014 10:00 GMT+7

(iHay) Người phụ nữ ở Thái Lan này đã trải qua 50 năm sống chung với căn bệnh kỳ lạ và hiếm gặp.

(iHay) Người phụ nữ có tên Duangjay Samaksamam ở Thái Lan này đã trải qua 50 năm sống chung với căn bệnh kỳ lạ và hiếm gặp, khiến đôi tay bà sưng phù dị dạng.

>> Đáng thương cậu bé 8 tuổi có đôi tay khổng lồ​

 
Bà Duangjay khổ sở với đôi tay nặng nề của mình - Ảnh chụp từ clip YouTube

Duangjay thậm chí không thể chải tóc vì hễ di chuyển là cảm thấy đau nhói.

"Đôi tay tôi quá nặng nên không thể cầm lược chải đầu hay gội đầu được. Khó lắm", Duangjay khổ sở nói.

Còn việc mặc đồ cũng là cực hình mỗi ngày của người phụ nữ 59 tuổi này.

 
Nguyên nhân căn bệnh này thì chưa được biết, do đó không thể chữa khỏi
Tiến sĩ phẫu thuật Eiju Uchinuma

"Một số bác sĩ nói giải pháp duy nhất là cắt bỏ đôi tay của tôi nếu như muốn đi lại thoải mái bình thường. Nhưng tôi thì không muốn mất tay", Duangjay chia sẻ.

Duangjay sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng thuộc vùng nông thôn tỉnh Surin của Thái Lan, nên rất khó để điều trị bệnh đến nơi đến chốn.

Do xấu hổ với đôi tay dị dạng của mình, Duangjay đã trải qua 20 năm đầu tiên của cuộc đời bằng lối sống ẩn dật hẩm hiu. Vì mỗi khi ra ngoài, Duangjay phải hứng chịu bao ánh mắt kỳ thị, săm soi lẫn lời ra tiếng vào. Thế nên Duangjay chưa từng được đến trường, và dĩ nhiên là cũng không nghĩ đến chuyện kết hôn.

Nhưng rồi đến lúc cha mẹ đã già, không còn làm việc được nữa, Duangjay phải chấp nhận "lộ diện" để lo cho cuộc sống gia đình bằng quầy tạp hóa nhỏ.

"Mẹ kể mới sinh ra tôi đã bị như vậy, nên tôi rất ngại ra ngoài, thành thử chẳng học hành gì được", Duangjay chia sẻ.


Cận cảnh đôi tay phù nề của bà Duangjay. Bà không chải đầu hay gội đầu được vì tay quá nặng - Ảnh chụp từ clip YouTube 

Lúc thông tin về chứng bệnh lạ của Duangjay lan truyền, hồi 25 tuổi, cô được phẫu thuật để cắt bỏ bớt khối sưng phù trên đôi tay.

Không may là ca phẫu thuật làm cho bệnh tình trầm trọng hơn.

Duangjay kể: "Trong ca phẫu thuật đó, họ không hề bỏ đi bất kỳ phần mô nào, mà chỉ mổ ra để kiểm tra bên trong có gì. Họ bảo lớp mô không có hại, chỉ là bị dày lên ở cánh tay. Họ quyết định để nguyên vì sợ ảnh hưởng đến các dây thần kinh".

5 tháng sau, cổ tay Duangjay bắt đầu nhói đau, đến nỗi không ngủ được.

"Nếu tôi cầm gì đó thì nó sẽ rơi khỏi tay vì tôi không cảm nhận được nó", Duangjay cho biết.

Tiếp đó là 2 ca phẫu thuật nữa để điều trị cho Duangjay nhưng không có chuyển biến gì.

"Họ loại bỏ 700 gram mỡ và máu ra khỏi hai tay tôi nhưng chỉ một tháng sau là nó "phình" trở lại", Duangjay kể.

Nhiều tháng sau, căn bệnh của Duangjay được một bác sĩ từ đại học Kiatsato của Nhật Bản chẩn đoán.

Duangjay được vị bác sĩ này cho biết đã mắc phải chứng Macrodystrophia Lipomastosa, khiến cho đôi bàn tay và cánh tay của bà tích tụ một lượng mỡ thừa khổng lồ.

"Trường hợp này vô cùng hiếm gặp", tiến sĩ phẫu thuật Eiju Uchinuma cho biết.

Theo tiến sĩ Eiju, người phụ nữ 59 tuổi trên là bệnh nhân duy nhất của thế giới mắc phải Macrodystrophia Lipomastosa từ vai cho đến ngón tay lẫn cánh tay.

"Nguyên nhân căn bệnh này thì chưa được biết, do đó không thể chữa khỏi", tiến sĩ Eiju nhấn mạnh.

Cậu bé 8 tuổi bị kỳ thị vì có bàn tay không giống ai
 
Kaleem, cậu bé 8 tuổi ở Ấn Độ (ảnh dưới) cũng mắc chứng bệnh gần giống với người phụ nữ ở Thái Lan. Cậu bé khiến các bác sĩ đau đầu sau khi đôi bàn tay của cậu phồng lên khổng lồ, theo Mirror.

Kaleem có đôi bàn tay nặng đến 16kg và chiều dài từ lòng bàn tay đến đầu ngón tay giữa là 33cm.


Kaleem với đôi tay to của mình - Ảnh chụp từ clip YouTube 

Tiến sĩ Krishan Chugh, trưởng khoa nhi tại viện nghiên cứu nhà nước Fortis Memorial ở Gurgaon (gần Delhi), cũng bối rối với trường hợp lạ thường của Kaleem sau khi xem qua hình ảnh và video clip.

Tuy nhiên, tiến sĩ Krishan tin rằng Kaleem có thể đã mắc triệu chứng u mạch bạch huyết (lymphangioma) hoặc u mô thừa (hamartoma), vốn đều có thể chữa khỏi.

"Ca này có vẻ hiếm thấy và tôi đã tình cờ phát hiện ra nó trước đây. Nếu không có xét nghiệm cần thiết thì tôi không thể chắc 100% nguyên nhân gây ra triệu chứng trên", tiến sĩ Krishan nói.

Phạm Như Quỳnh
(Theo Express)

>> Nhói lòng với cậu bé 'người rắn' ở Indonesia
>> Kỳ lạ bé gái 3 ngày tuổi tự cầm bình sữa
>> Kỳ lạ gia đình di chuyển bằng 4 chi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.