Trong thông cáo ngày 8.12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhấn mạnh Mỹ “đang theo đuổi các biện pháp kinh tế và quân sự nhằm buộc Nga tuân thủ trở lại" Hiệp ước Lực lượng hạt nhân chiến lược tầm trung (INF).
Hiệp ước được ký vào năm 1987 và hết hiệu lực vào ngày 8.12 cấm hai nước thử nghiệm hoặc sở hữu tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km.
Bà Nauert không tiết lộ về giải pháp kinh tế, nhưng cung cấp vài chi tiết về lựa chọn quân sự. Theo đó, Mỹ có thể xem xét lại các “lựa chọn và khái niệm quân sự”, bao gồm hệ thống tên lửa hành trình mới phóng từ mặt đất.
tin liên quan
Nga thử thành công 4 tên lửa đạn đạo liên lục địaBộ Quốc phòng Nga ngày 27.10 thông báo nước này đã tiến hành thành công nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo từ mặt đất, trên không và trên biển.
Cảnh báo trên là phản ứng đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với cáo buộc được đưa ra hồi năm 2014 rằng Nga đã triển khai loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất bị INF cấm. Giới chức Mỹ còn cho rằng tên lửa hành trình mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và Moscow từ chối thảo luận sâu về cáo buộc vi phạm này.
Hôm 16.11, tờ The Wall Street Journal đưa tin nhằm buộc Nga tuân thủ INF, Mỹ đang nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa hành trình bị INF cấm. Trong thông cáo hôm 8.12, phát ngôn viên Nauert nhấn mạnh Mỹ đang chuẩn bị "dừng các hoạt động và nghiên cứu như thế" nếu Nga tuân thủ trở lại INF.
Trong khi đó, Nga phủ nhận vi phạm INF. Vài giờ trước khi bà Nauert đưa ra cảnh báo, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này đang chuẩn bị đàm phán với Mỹ để cứu vãn INF và sẽ tuân theo hiệp ước nếu Washington cũng làm thế, theo Reuters.
Bình luận (0)