Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
[CẬP NHẬT BÃO SỐ 4] Áp thấp nhiệt đới quần thảo Hoàng Sa
Cụ thể, dự báo đến 13 giờ ngày 19.9, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20 km. Vị trí tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam, cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Đến 13 giờ ngày 20.9, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Vị trí tâm vùng áp thấp nằm trên khu vực Trung Lào, cường độ mạnh cấp 6.
[CẬP NHẬT BÃO SỐ 4] Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 430 km
Dự báo do tác động của áp thấp nhiệt đới và bão, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6 - 7, sóng biển cao 2 - 4 mét, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10 (89 - 102 km/giờ), sóng biển cao 3 - 5 mét, biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm vừa nêu đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3 - 0,5 mét, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Từ gần sáng và ngày 19.9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10 (89 - 102 km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6 - 7.
Từ chiều 18.9 đến ngày 20.9, ở khu vực Bắc và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm. Từ chiều ngày 18.9 đến ngày 19.9, Tây Nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 - 60 mm, có nơi trên 100 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 11 giờ ngày 18.9, lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn gần 67.000 tàu với hơn 300.000 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh. Đồng thời, không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.
Quảng Bình cấm biển từ 0 giờ ngày 19.9. Thành phố Đà Nẵng đã cho học sinh nghỉ học từ chiều 18.9 đến ngày 19.9.
Nỗi đau sau bão Yagi: Ký ức kinh hoàng vì sạt lở ở Lào Cai
Thực hiện nghiêm túc Công điện số 97 ngày 17.9.2024 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến của bão trong đó tập trung vào các công việc sau đây:
Đối với tuyến biển, đảo, các địa phương phải kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú, trong đó nắm vững thông tin chi tiết từng tàu trong khu vực nguy cơ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại nơi neo đậu đảm bảo an toàn.
Tuỳ theo diễn biến của bão chủ động cấm biển. Kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo.
Đối với vùng đồng bằng, ven biển, các địa phương rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ.
Hướng dẫn thu hoạch, đảm bảo nuôi trồng thủy sản; kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công.
Tổ chức chặt tỉa cành cây, gia cố nhà ở, công trình, biển hiệu quảng cáo, hệ thống lưới điện. Tập trung lực lượng thu hoạch diện tích lúa đã đến kỳ thu hoạch với phương châm "xanh nhà hơn già đồng".
Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.
Đối với miền núi, các địa phương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Sẵn sàng tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.
Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
Bình luận (0)